5 dấu hiệu cảnh báo máy tính bị theo dõi qua webcam

08/05/2025

Webcam là trang bị phổ biến ở laptop hiện nay. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện, phụ kiện này có thể trở thành “cánh cửa” để hacker theo dõi người dùng.

Theo PCWorld, người dùng cần chủ động kiểm tra và nhận biết những dấu hiệu cảnh báo dưới đây để tránh bị theo dõi qua webcam.

Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo máy tính bị theo dõi qua webcam
Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo máy tính bị theo dõi qua webcam

Tệp tin lạ

Hầu hết hacker sẽ xoá dấu vết xâm nhập vào máy tính nhưng người dùng vẫn có thể phát hiện nếu thường xuyên kiểm tra. Các tập tin liên quan đến webcam như video, chụp ảnh, nhật kí (log) thường được lưu trong thư mục mặc định hoặc tronng thùng rác.

Nếu không bật chế độ ghi hình tự động của webcam nhưng vẫn thấy xuất hiện file lạ mà người dùng không chủ động quay, chụp lại thì khả năng cao là máy tính đã bị hack.

Đèn webcam nháy liên tục

Webcam thường được trang bị đèn và có thiết kế bật sáng khi hoạt động. Nếu không thấy đèn, người dùng có thể kiểm ra thông báo qua thanh tác vụ trên màn hình.

Nhiều người dán băng dính che lại webcam để tránh bị theo dõi
Nhiều người dán băng dính che lại webcam để tránh bị theo dõi

Trường hợp không bật ghi hình nhưng đèn tự động sáng, người dùng cần kiểm tra ứng dụng hoặc tiện ích chạy ngầm. Nếu đã tắt hết các ứng dụng mà đèn vẫn nháy liên tục thì có khả năng webcam đã bị chiếm quyền điều khiển qua phần mềm độc hại.

Cài đặt bảo mật tự động bị sửa

Nhằm đạt mục tiêu xâm nhập, hacker thường sử dụng mã độc vô hiệu hoá các phần mềm, cài đặt bảo mật. Người dùng nên mở ứng dụng quản lý webcam và duyệt từng tính năng để tìm dấu hiệu đáng ngờ như thay đổi mật khẩu, ứng dụng lạ được cấp quyền, chức năng duyệt bảo mật vốn mở đã tắt…

Trường hợp phát hiện các dấu hiệu này, người dùng cần đổi mật khẩu đăng nhập, khôi phục lại cài đặt bảo mật và quét máy tính bằng phần mềm diệt virus, kiểm tra toàn diện lại máy tính.

Nhắn tin tống tiền

Một trò lừa đảo phổ biến là hacker gửi thông báo qua tin nhắn, email… và nói đã tấn công người dùng thành công qua webcam. Sau đó, chúng gửi hình ảnh, video “nhạy cảm”, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nếu không sẽ phát tán lên mạng. Tuy nhiên, nội dung này có thể không đúng, bị cắt ghép hoặc giả mạo bằng deepfake.

Một số nội dung tống tiền có thể là ảnh bị cắt ghép hoặc giả mạo bằng deepfake
Một số nội dung tống tiền có thể là ảnh bị cắt ghép hoặc giả mạo bằng deepfake

Người dùng cần bình tĩnh trước tin nhắn này vì đây có thể là hành động “hù dọa” của tin tặc. Họ nên ngắt kết nối webcam, hoặc che ống kính, sau đó quét virus và kiểm tra lại phần mềm, cài đặt bảo mật.

Lưu lượng mạng thay đổi đột ngột

Người dùng có thể cài phần mềm hiển thị thông lượng mạng thời gian thực, sau đó tắt lần lượt các ứng dụng đang chạy trên máy. Nếu đã tắt hết ứng dụng nhưng vẫn còn nhiều dữ liệu truyền qua mạng, máy tính có thể đã bị xâm nhập. Điều này không hoàn toàn từ webcam, nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đáng ngờ đang xảy ra ở chế độ nền, ví dụ webcam bị theo dõi và đang gửi đi dữ liệu.

Theo báo VnExpress

Nhìn chung, để hạn chế các vụ tấn công mạng, các doanh nghiệp cần định kì bảo trì thiết bị mạng, laptop bởi các đơn vị uy tín.

Thành lập từ năm 2010, PHUCBINH GROUP là nhà thầu cơ điệnnhà thầu điện nhẹ, nhà thầu công nghệ uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp, triển khai thi công và bảo trì máy chủ, nâng cấp hệ thống mạng, thiết bị mạng, cáp mạng, cho thuê server, phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu, IT outsoursingthiết bị báo cháy… cho các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị công lập.

Đặc biệt, PHUCBINH GROUP đã được chứng nhận ISO 27001:2022 về an toàn thông tin, đảm bảo bảo mật thông tin và dữ liệu cho các khách hàng, hạn chế nguy cơ tấn cộng mạng.

Đánh giá bài viết