Hệ thống chiếu sáng nhà máy – 5 thông số cần lưu ý

24/04/2024

Hệ thống chiếu sáng – thông số cơ bản

Đô rọi

Độ rọi trong chiếu sáng được hiểu là cường độ ánh sáng trên một bề mặt mà mắt thường có thể cảm nhận thấy, hay còn hiểu là đơn bị độ sáng tại một điểm cố định.

Độ rọi có đơn vị đo là lux và được tính theo công thức: Độ rọi = Tổng quang thông (công suất đèn x số đèn sử dụng x quang thông) chia cho diện tích (m2 – Diện tích bề mặt mà ánh sáng chiếu lên).

Độ rọi là thông số cần lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà máy
Độ rọi là thông số cần lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà máy

Tiêu chuẩn độ rọi ở các khu vực văn phòng làm việc và nhà máy cũng khác với độ rọi tiêu chuẩn trong sinh hoạt (phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ…).

  • Độ rọi ở văn phòng làm việc: > 400 lux
  • Độ rọi ở sảnh chờ: khoảng 200 lux
  • Độ rọi ở thang máy: khoảng 150 lux
  • Độ rọi ở phòng khách: khoảng 300 lux
  • Độ rọi ở phòng bếp: khoảng 500 lux
  • Độ rọi ở phòng ngủ: khoảng 100 lux

Theo TCVN-7114-2002 (Bộ tiêu chuẩn quốc gia về ánh sáng) thì độ rọi được thiết kế hợp lý sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thông thường, độ rọi trên 350 lux sẽ giúp hoạt động thị tăng 8%. Đồng thời, độ rọi không phù hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn và sai sót trong quá trình lao động.

Nhiệt độ màu

Tùy tính chất công việc và độ rọi, chủ đầu tư có thể lựa chọn các loại bóng đèn led có nhiệt độ màu phù hợp (tham khảo biểu đồ Kruithof – biểu đồ cho biết vùng sáng, là căn cứ lựa chọn nguồn sáng được công nhận). Bởi theo nghiên cứu, màu sắc của ánh sáng có thể tác động tới tâm lý và hiệu quả lao động.

Độ hoàn màu 

Thông số phản ánh mức độ trung thực của màu sắc so với thực tế. Chỉ số hoàn màu càng thấp chứng tỏ sai lệch màu sắc thực tế càng cao (ví dụ ở những khu vực có độ hoàn màu thấp, người nhìn có thể nhầm màu hồng thành màu đỏ hoặc ngược lại). Chỉ số hoàn màu càng cao càng tốt (nên dao động ở khoảng 80 – 90 để đảm bảo màu sắc trung thực).

Chỉ số RA càng cao, màu sắc càng rõ nét
Chỉ số RA càng cao, màu sắc càng rõ nét

Độ nháp nháy

Trong môi trường văn phòng và nhà máy, hiện tượng đèn nhấp nháy sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động, làm giảm năng suất và tăng khả  năng sai sót khi vận hành. Một số sự nhấp nháy khó nhận thấy bằng mắt thường (ở tần số 50Hz) nhưng vẫn gây mỏi mắt. Ngoài ra, nhấp nháy đèn led cũng khiến thiết bị dễ bị hỏng, chập cháy.

Các đèn được thiết kế sử dụng trực tiếp dòng điện xoay chiều thường gặp vấn đề này howjc do nguồn điện không đảm bảo.

Chỉ số IP – Ingress Protection

Đây là chỉ số thể hiện mức độ bảo vệ của thiết bị với các điều kiện ngoài môi trường: nước, bụi… Chỉ số IP càng cao thì càng chứng tỏ thiết bị có khả năng tự bảo vệ tốt, chống nước và chống bụi.

Trong đó, chỉ số IP ở đèn thường được thể hiện ở 2 chữ số. Trong đó số đầu tiên thể hiện mức độ chống bụi, số sau thể hiện mức độ chống nước. Ví dụ: IP67 thì khả năng chống bụi là 6, khả năng chống nước là 7. Các tiêu chuẩn IP thường gặp là; IP21, IP40, IP43, IP54, IP55… Trong đó, lựa chọn đèn led cho nhà xưởng nên chọn loại đèn có chỉ số IP từ 40 – 55.

Hướng dẫn tính sơ bộ hệ thống chiếu sáng nhà máy

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng

Từ đó xác định các yếu tố cơ bản như độ rọi, độ hoàn màu, nhiệt độ màu phù hợp. Bởi thời gian làm việc khác nhau: ban ngày và ban đêm có thể ảnh hưởng đến độ rọi và độ hoàn màu (do ánh sáng tự nhiên trong không gian làm việc).

Để tính toán hợp lý các thông số kỹ thuật cho hệ thống chiếu sáng nhà máy, chủ đầu tư/ người tư vấn có thể tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7114-1: 2008 và tiêu chuẩn DIN 5035 (khuyến  nghị độ rọi tại từng khu vực cụ thể trong nhà máy và từng lĩnh vực sản xuất).

Bước 2: Xác định loại đèn

Tại bước này, kỹ thuật cần khảo sát kích thước nhà máy, đặc điểm về không gian sử dụng và vận hạnh để quyết định lựa chọn loại đèn, công suất chiếu sáng thích hợp.

Hệ thống chiếu sáng nhà máy
Hệ thống chiếu sáng nhà máy

Ví dụ với nhà máy có trần thấp thì nên chọn loại đèn âm trần hoặc lowbay, nhà máy có mái cao tầm trung có thể sử dụng đèn UFO hoặc high bay với góc chiếu rộng, còn nhà máy có mái cao trên 12m thì nên dùng đèn high bay hoặc các đèn chuyên dụng thả trần. Từ đó mới có thể căn cứ vào loại đèn và yêu cầu độ rọi để tìm được công suất đèn tương ứng.

Bước 3: Tính số lượng đèn

Trong thiết kế hệ thống chiếu sáng, việc xác định số lượng đèn rất quan trọng, giúp tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng, đảm bảo năng suất lao động.

Số lượng đèn được tính bằng công thức: Số lượng đèn bằng (Diện tích nhà xưởng nhân với độ rọi yêu cầu) / (Quang thông của đèn nhân 0.8). Trong đó 0.8 là hệ số dự phòng và ánh sáng không khả dụng.

Bước 4: Xác định phương án lắp đặt

Đây là bước quan trọng và yêu cầu kỹ thuật phải nắm rõ kiến thức về hệ thống chiếu sáng cùng đặc điểm của nhà máy. Bởi ở bước này, nhân viên kỹ thuật không chỉ phải lên được bản vẽ sơ đồ lắp đặt đèn mà còn cần xây dựng phương án bố trí dây điện và điều khiển hệ thống chiếu sáng nhà máy (hệ thống chiếu sáng truyền thống, điều khiển tự động, điều khiển thông minh).

Bước 5: Triển khai lắp đặt

Nhìn chung, hệ thống chiếu sáng nhà máy cần được khảo sát, tính toán và lắp đặt cẩn thận để đảm bảo hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí điện. Do đó, chủ đầu tư nên lựa chọn các đơn vị, nhà thầu điện nhẹ uy tín, có nhiều kinh nghiệm như PHUCBINH GROUP.

Phúc Bình không chỉ cung cấp, tư vấn và triển khai thi công hệ thống chiếu sáng nhà máy mà còn có khả năng triển khai và bảo trì đồng bộ hệ thống điện nhẹ và công nghệ thông tin: camera giám sát, kiểm soát vào ra, thiết bị mạng, thiết bị báo cháy

Đánh giá bài viết