Hướng dẫn kiểm tra bình chữa cháy và nạp lại đúng cách

24/07/2025

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và an toàn PCCC, bình chữa cháy cần được kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại đúng cách. Người dùng cần lưu ý kiểm tra bình chữa cháy theo định kỳ.

Hướng dẫn kiểm tra bình chữa cháy
Hướng dẫn kiểm tra bình chữa cháy

Tiêu chuẩn áp dụng kiểm tra bình chữa cháy

Kiểm tra và bảo trì bình chữa cháy được quy định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản dưới đây:

  • Luật PCCC và CNCH 2024
  • Nghị định số 136/2020/ NĐ-CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
  • Thông tư số 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản các phương tiện PCCC, bao gồm bình chữa cháy.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7345-2 về kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại bình chữa cháy.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12314-2:2022 về quy trình kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2021/BCA về PCCC.

Tham khảo: Lưu ý PCCC nhà ở kết hợp kinh doanh, PCCC nhà trọ.

Hướng dẫn kiểm tra bình chữa cháy

Theo quy định, các cơ sở kinh doanh, khu dân cư, văn phòng cần kiểm tra bình chữa cháy và các thiết bị báo cháy định kỳ để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra bình chữa cháy cần chú ý đến phần vòi phun
Kiểm tra bình chữa cháy cần chú ý đến phần vòi phun

Về ngoại hình

  • Kiểm tra tổng thể hình dáng bình (có móp méo, rỉ sét…)
  • Chốt an toàn có bị hư hỏng?
  • Kiểm tra tính nguyên vẹn của phần niêm phong bằng dây nhựa hoặc kim loại
  • Kiểm tra vòi phun có bị tắc nghẽn hoặc nứt vỡ?
  • Kiểm tra tình trạng tay cầm có chắc chắn?

Về áp suất và trọng lượng

  • Kiểm tra đồng hồ áp suất: Áp suất tốt sẽ nằm ở vùng xanh lá cây, áp suất quá cao hoặc quá thấp hiển thị ở vùng màu đỏ, áp suất trung gian hiển thị ở vùng màu trắng.
  • Cân bình và so sánh với thông số ghi trên nhãn. Bình không đảm bảo trọng lượng chứng tỏ đã bị rò rỉ hoặc đã qua sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng với bình chữa cháy CO2.

Về tem nhãn

  • Kiểm tra tem nhãn của bình đã tuân thủ các thông tin về ngày kiểm tra cuối, tên đơn vị thực hiện kiểm tra, ngày kiểm tra tiếp theo.
  • Kiểm tra sổ bảo trì thiết bị PCCC.

Quy trình nạp bình chữa cháy an toàn

Bình chữa cháy cần được nạp lại khi áp suất giảm dưới mức cho phép hoặc khi bình đã được sử dụng (dù chỉ 1 lần). Người dùng cần tuân thủ quy trình nạp bình chữa cháy:

  • Bước 1: Sau khi kiểm tra bình chữa cháy, xả hết các chất chữa cháy cũ trong bình trước khi nạp nhằm loại bỏ tạp chấp hoặc chất chữa cháy cũ không còn đạt chuẩn. Thực hiện bước này cần lưu ý tránh xa nguồn lửa hoặc khu vực có nhiều người qua lại.
  • Bước 2: Kiểm tra bình và linh kiện, đảm bảo bình còn đảm bảo an toàn, không có dấu hiệu hư hỏng hay rò rỉ sau khi xả hết chất chữa cháy cũ.
  • Bước 3: Nạp chất chữa cháy mới (Co2, khí hoá lỏng, bột chữa cháy…) bằng máy nạp chuyên dụng để đảm bảo đúng quy định về dung lượng, khối lượng và áp suất.
  • Bước 4: Dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra lại áp suất của bình sau khi nạp.
  • Bước 5: Gắn tem kiểm định, ghi rõ ngày nạp và hạn sử dụng tiếp theo để tiện theo dõi.

Trường hợp bình chữa cháy cần được nạp lại, người dùng không nên tự ý nạp tại nhà mà nên gửi tới các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo an toàn.

Lưu ý vị trí đặt bình chữa cháy

Đặt bình chữa cháy tại vị trí dễ thấy, dễ lấy
Đặt bình chữa cháy tại vị trí dễ thấy, dễ lấy
  • Bình chữa cháy cần được để ở những vị trí dễ thấy và dễ lấy để kịp thời sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
  • Vị trí lý tưởng để đặt bình chữa cháy thường là khu vưc hành lang, gần các lối ra vào và gần các khu vực nguy hiểm cháy cao.

Nhìn chung, bình chữa cháy là thiết bị chữa cháy cơ bản, cần được trang bị đầy đủ về số lượng và loại bình theo tính chất công trình, dự án. Bên cạnh kiểm tra bình chữa cháy định kỳ, người dùng cũng cần lựa chọn mua thiết bị PCCC từ các đơn vị uy tín.

Đánh giá bài viết