Phân biệt hệ thống lưu trữ Das, Nas và San

16/05/2024

Das, Nas, San là các giải pháp lưu trữ có vai trò bảo quan và lưu trữ dữ liệu – tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết các phân biệt và lựa chọn hình thức lưu trữ dữ liệu phù hợp.

Phân biệt hình thức lưu trữ Das, Nas, San
Phân biệt hình thức lưu trữ Das, Nas, San

Giải pháp lưu trữ DAS

DAS (Direct Attached Storage) là cách lưu trữ truyền thống với cơ chế các thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp vào server (máy chủ) thông qua cáp USB hay khay ngoại vi. Nhờ khả năng kết nối trực tiếp, hệ thống DAS không cần sử dụng các thiết bị mạng như switch, hub, router… và tương thích với đa dạng các loại ổ cứng SSD, SAS, SATA…

DAS sở hữu ưu điểm dễ triển khai và không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho các thiết bị mạng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm về khả năng mở rộng dữ liệu hay khi số lượng server tăng lên.

Trường hợp dữ liệu tăng, người dùng buộc phải bổ sung hoặc thiết lập lại dung lượng, bảo trì trên từng server gây khó khăn trong việc quản lý và quy hoạch dữ liệu. Đồng thời, do được kết nối trực tiếp với server nên việc khai thác dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng khi server gặp sự cố.

Phương pháp lưu trữ NAS

NAS (Netwwork Attached Storage) là cách thức lưu trữ sử dụng các thiết bị lưu trữ như một thiết bị mạng (swich, router…), gắn trực tiếp vào hệ thống mạng LAN. Các thiết bị NAS đều được gán địa chỉ IP và cho phép người dùng truy cập trực tiếp hoặc truy cập dưới sự quản lý của server.

NAS là hình thức lưu trữ được nhiều đơn vị sử dụng
NAS là hình thức lưu trữ được nhiều đơn vị sử dụng

Để truy cập các file lưu trữ bằng phương pháp NAS, nười dùng cần sử dụng các giao thức như SMB, NFC, CIFS… với các ưu điểm:

– Khả năng lưu trữ lớn, dễ dàng mở rộng

– Dữ liệu tập trung tại một địa điểm (không gặp tình trạng dữ liệu bị phân tán trên nhiều thiết bị như DAS)

– Dễ triển khai, vận hành với chi phí hợp lý

Tuy nhiên, lưu trữ NAS cũng tồn tại các nhược điểm cơ bản:

– Việc lưu trữ dữ liệu có thể ảnh hưởng đến tốc độ mạng LAN do dùng chung hạ tầng mạng với các ứng dụng khác.

Giải pháp SAN

Giải pháp SAN (Storage Area Network) là mạng riêng tốc độ cao chuyên dùng cho việc lưu trữ, truyền tải dữ liệu giữa các máy chủ trong hệ thống. SAN cho phép quản lý tập trung và chia sẽ dữ liệu, tài nguyên một cách nhanh chóng. Đồng thời, hệ thống này được chia làm hai mức logic và vật lý:

– Vật lý: Mô tả liên kết các thành phần của mạng tạo ra hệ thống lưu trữ đồng nhất, cho phép nhiều người dùng sử dụng đồng thời các ứng dụng.

– Logic: Bao gồm các công cụ quản lý, ứng dụng, dịch vụ được xây dựng trên nền tảng các thiết bị lớp vật lý, cung cấp khả năng quản lý.

Hệ thống SAN có nhiều ưu điểm nổi bật:

– Khả năng sao lưu dữ liệu dung lượng lớn, không ảnh hưởng đến tốc độ mạng của hệ thống

– Thích hợp với các úng dụng cần tốc độ cao như xử lý giao dịch tài chính

– Tập trung dữ liệu với khả năng quản lý cao, hỗ trợ khôi phục dữ liệu trong trường hợp có sự cố

– Hỗ trợ nhiều giao thức: FCIP, iSCSI, DWDM…

– Dễ dàng mở rộng dung lượng và số lượng thiết bị

– Tính bảo mật cao, thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu lớn

5/5 - (1 bình chọn)