Tại sao bạn luôn trễ DEADLINE?
Tại sao bạn luôn trễ DEADLINE?
Trong bất kỳ một môi trường làm việc chuyên nghiệp nào, để đạt được hiệu quả cao trong công việc, dự án hay kế hoạch nào cũng cần có deadline để ràng buộc, đốc thúc người thực hiện theo sát và hoàn thành công việc đúng hạn. Nhưng tại sao vẫn có tình trạng “chạy deadline”, “trễ deadline”? Nguyên nhân có thể là:
1. Kỹ năng quản lý thời gian kém
“Thời gian là tiền bạc” nhưng nhiều người vẫn lãng phí tiền bạc thông qua việc không tập trung cho công việc, vắng mặt hay không hiểu rõ những việc cần làm, không sắp xếp ưu tiên mức độ công việc một cách hợp lý…
2. Tất cả những điều trên chỉ chứng tỏ bạn thiếu kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian.
Không nhận thức được độ cấp thiết của deadline
Nhiều cá nhân tự nghĩ rằng deadline là mốc có thể được dịch chuyển, chính vì vậy mà có thể dời về sau nếu thời hạn sắp đến. Chính vì vậy mà họ làm việc với thái độ thản nhiên, “bình chân” mà không nhận thức được độ khẩn trương, cấp thiết của “hạn chót”.
3. Không dự đoán được tiến độ cụ thể
Có những người vẫn bị trễ deadline mặc dù deadline đó do chính mình quyết định. Nguyên nhân là do bạn chưa tính toán chính xác công việc, hoạch định cụ thể một dự án, vấn đề hay tính toán những rủi ro, sự cố phát sinh ngoài ý muốn.
Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng công việc, chắc chắn việc hoàn thiện đúng deadline là khả thi.
4. Deadline không cụ thể và không thực tế
Hãy luôn đảm bảo mọi công việc đều có kế hoạch chi tiết, cụ thể và tính toán được thời gian để hoàn thành mọi việc chính xác. Khi có kế hoạch càng rõ ràng, chi tiết, bạn sẽ đưa ra được thời lượng để hoàn thành công việc chính xác hơn, từ đó tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
5. Quy chế thưởng, phạt chưa rõ ràng
Bên cạnh việc nhắc nhở, truyền thông về tính cấp thiết của deadline, thì cũng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tinh thần như khen thưởng và kỷ luật. “Đánh vào tài chính” là biện pháp khá hiệu quả trong việc theo sát deadline và còn tạo động lực để tập trung hoàn thành các công việc đúng hạn.
Hi vọng rằng với những chia sẻ nhỏ trên đây của Phúc Bình, bạn sẽ rút được kinh nghiệm cho bản thân để không rơi vào tình trạng chậm deadline nữa nhé.