3 phương pháp lắp đặt điện năng lượng mặt trời cơ bản

21/11/2022

Điện năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi quang năng thành điện năng thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời, tiết kiệm chi phí tiền điện và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hệ thống này có rất nhiều phương pháp lắp đặt, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng riêng.

Hãy cùng tìm hiểu 3 phương pháp lắp đặt điện năng lượng mặt trời cơ bản dưới đây:

Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà
Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà

Phương pháp 1: Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (không nối lưới)

Hệ thống điện mặt trời độc lập hoạt động sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra dòng điện và dự trữ trong ắc quy, không kết nối với điện lưới quốc gia.

Khi có ánh nắng mặt trời, pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện năng , cung cấp điện cho các thiết bị (thông qua bộ biến tần) và lưu trữ tại bộ pin. Trong điều kiện quang năng kém, nguồn điện sẽ được lấy từ pin lưu trữ, đi qua bộ biến tần (chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều) cung cấp điện cho các thiết bị,

Với nguyên lý hoạt động trên, hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập có ưu điển tiết kiệm chi phí tiền điện, hoạt động độc lập với hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhược điểm là chi phí lắp đặt ban đầu cao và khả năng lưu trữ năng lượng mặt trời hạn chế.

Do đó, hệ thống này thường chỉ lắp đặt tại những khu vực biệt thự, hộ gia đình… không có điện lưới hoặc thiếu điện lưới.

Phương pháp 2: Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới

Đây là hệ thống điện hoạt động kết hợp giữa nguồn điện được tạo ra từ pin năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia. Hệ thống này bao gồm các thiết bị: pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi điện năng inverter và phụ kiện đi kèm như giá đỡ, giàn khung, dây điện…

Tương tự như hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống điện mặt trời nối lưới chuyển hóa quang năng thành nhiệt năng, đồng thời thông qua bộ chuyển đổi điện năng inverter để tạo dòng điện xoay chiều. Tuy nhiên, thay vì lưu trữ ở pin, hệ thống được đấu nối với lưới điện quốc gia, và bán điện vào hê thống điện lưới quốc gia nếu không sử dụng hết.

Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng ắc quy lưu trữ nên giảm chi phí đầu tư ban đầu; lắp đặt vào sử dụng đơn giản; tuổi thọ sản phẩm cao và góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, phần pin năng lượng mặt trời lắp trên mái còn có khả năng làm mát và tăng tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm là sản lượng điện không ổn định do không sử dụng ắc quy. Hệ thống này thường được ứng dụng rộng rãi tại các nơi tiêu thụ sản lượng điện lớn và có phần mái nhà nhàn rỗi nhiều như nhà máy tại các khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp…

Phương pháp 3: Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp

Nhằm phát huy ưu điểm của hai phương pháp trên, nhiều người đã lựa chọn phương pháp lắp đặt hệ thống điện mặt trời kết hợp. Hệ thống này bao gồm các tổng hợp các thiết bị: pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi điện năng inverter, ắc quy, giàn khung, dây điện… (phụ kiện đi kèm).

Sơ đồ hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp
Sơ đồ hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp

Phương pháp này cho phép sử dụng nguồn điện đã chuyển đổi cho các thiết bị, sạc lưu trữ và đẩy lên lưới điện quốc gia (trong trường hợp còn thừa). Nhờ đó, nguồn điện sẽ ổn định, sử dụng được trong thời gian dài (nhờ nguồn dự trữ trong ắc quy), đồng thời có thể tận dụng phần mái nhà nhàn rỗi để làm kinh tế (bán điện thừa cho điện lưới quốc gia).

Tuy nhiên, lắp đặt hệ thống điện mặt trời kết hợp cần nguồn kinh phí đầu tư ban đầu cao hơn so với hai phương pháp lắp đặt hệ thống điện mặt trời độc lập và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới. Vì vậy, những khu vực cần đảm bảo an ninh năng lượng cao, nguồn điện liên tục như trạm phát sóng viễn thông, trung tâm dữ liệu, trạm bảo vệ của quốc phòng, đơn vị y tế… mới thường sử dụng hệ thống này.

Nhìn chung, hệ thống điện năng lượng mặt trời đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp tiết kiệm chi phí điện, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Việc lựa chọn phương pháp lắp đặt nào lại phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng, ngân sách đầu tư và yêu cầu cụ thể của từng đơn vị. Tuy nhiên, dù lựa chọn cách lắp đặt nào thì nhà đầu tư cũng cần tìm đơn vị thi công chuyên nghiệp, đảm bảo lắp đặt đúng kĩ thuật và hỗ trợ bảo hành nhanh chóng. Một trong những nhà thầu điện nhẹ uy tín hàng đầu là Công ty cổ phần công nghệ Phúc Bình. Với 12 năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ kĩ thuật chuyên thi công, bảo trì các hạng mục điện nhẹ, camera giám sát, camera ipro, camera huviron… thi công giải pháp ICT, điện năng lượng mặt trời… cho các nhà máy, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại… Phúc Bình là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhà thầu đang tìm giải pháp thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Đánh giá bài viết