Ứng dụng AI – Định hình tương lai của an ninh mạng

17/10/2024

Trong bối cảnh an ninh mạng đang không ngừng thay đổi, các tổ chức đang tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để chống lại các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và tổ chức.

Có thể nhận thấy rằng vai trò của AI trong an ninh mạng được thể hiện rõ qua việc áp dụng rộng rãi các công cụ hỗ trợ AI. Với nhu cầu ngày càng tăng về các chương trình đào tạo và kỹ năng AI sẽ dẫn đến việc tạo ra ngày càng nhiều công cụ được thiết kế để khai thác thuật toán một cách hiệu quả.

Vai trò của AI trong an ninh mạng
Vai trò của AI trong an ninh mạng

Đầu tiên, AI được thiết lập để đóng vai trò đồng hành hỗ trợ các chuyên gia an ninh mạng trong các cuộc tấn công. Với khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu khổng lồ, AI cung cấp hướng dẫn thiết yếu cho các chuyên gia bảo mật, cho phép họ đi trước những kẻ tấn công một bước.

Mối đe doạ an ninh mạng từ AI

Với khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, AI được thiết lập với mục đích hỗ trợ các chuyên gia an ninh mạng trong các cuộc tấn công, cung cấp thông tin để đưa ra quyết định chính xác. Nhưng trí tuệ nhân tạo cũng là con dao hai lưỡi, được tội phạm sử dụng để tấn công mạng.

Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) cho phép hacker phân tích email có sẵn của các công ty, từ đó tạo ra các tin nhắn được cá nhân hoá, có tính xác thực cao.

Ứng dụng AI trong đảm bảo an ninh mạng

AI trong an ninh mạng sẽ được triển khai xoay quanh các hệ thống phản hồi tự động. Bởi khi các tổ chức phải đối mặt với mối đe doạ mạng ngày càng tăng thì cơ chế phản hồi tự động cũng trở nên ngày càng quan trọng.

Trí tuệ nhân tạo giúp xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ
Trí tuệ nhân tạo giúp xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ

Ví dụ, trường hợp bị hack mật khẩu, hệ thống tự động có thể nhanh chóng cô lập các máy chủ bị xâm phạm để giảm thiểu tối đa thiệt hại và rủi roc ho hệ thống. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa tự động hoá và con người là rất quan trọng. Bởi hệ thống AI không miễn nhiễm với các kết quả dương tính giả, gây ra sự hỗn loạn không cần thiết.

Tuy nhiên, về lâu dài, trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong an ninh mạng một cách chủ động với viễn cảnh các hệ thống AI có thể chủ động cấu hình và triển khai các biện pháp bảo mật theo thời gian thực. Phân tích dự đoán sẽ trao quyền cho các hệ thống AI ưu tiên bảo vệ các tài sản quan trọng và dễ bị tấn công nhất, giảm thiểu các rủi ro an ninh mạng.

Đồng thời, việc tích hợp AI vào an ninh mạng cũng sẽ đóng vai trò đồng hành, cung cấp thông tin quan trọng về các cuộc tấn công đến tự động hoá phản ứng sự cố, tăng cường các biện pháp bảo mật. Bằng cách áp dụng khả năng dự đoán của AI, các tổ chức có thể xây dựng các biện pháp đề phòng tốt hơn, bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình. Tuy nhiên, con người vẫn là yếu tố cần thiết để đảm bảo tính chính xác và kiểm soát các biện pháp an ninh mạng do AI thúc đẩy phục vụ vào các hoạt động hợp pháp.

Áp dụng AI trong an ninh mạng đang tạo ra sự chuyển đổi sâu sắc trên nhiều khía cạnh:

  • Rủi ro tập trung dữ liệu AI: Hệ thống AI nội bộ sẽ có quyền truy cập vào nguồn dữ liệu có tính bảo mật cao. Vì vậy, các tổ chức cần triển khai nhiều nguồn lực quan trọng để đảm bảo hệ thống AI này được an toàn.
  • Bảo mật shift left: Phương thức shift left trong bảo mật chú trọng vào việc kiểm tra bảo mật sớm, ngay từ giai đoạn phát triển ứng dụng. Với sự hỗ trợ từ AI, các nhà phát triển có thể nhận được phản hồi theo thời gian thực về các rủi ro bảo mật tiềm ẩn.
  • Chuyển đổi hoạt động bảo mật: Hiện, các trung tâm điều hành an ninh (SOC) đều đang bị choáng ngợp bởi số lượng lớn cảnh báo và sự cố. Các giải pháp dựa trên AI có thể sàng lọc dữ liệu, phân tích và đề xuất các mối đe doạ ưu tiên, từ đó giảm thiểu đáng kể các kết quả dương tính giả. Điều này cho phép các nhóm SOC tâoj trung hơn vào các nhiệm vụ khác.
  • Định hình lại vai trò của nhà phân tích bảo mật: Nhờ sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, các nhà phân tích bảo mật có thể đi sâu vào phân tích dữ liệu, chủ động tìm kiếm các mối đe doạ.

Tương lai của an ninh mạng

Một số chuyên gia an ninh mạng dự đoán trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần thay đổi bối cảnh an ninh mạng trong những năm tới. Khi các tổ chức áp dụng các giải pháp bảo mật do AI điều khiển, họ sẽ trải qua sự chuyển đổi với tình hình bảo mật của mình.

AI giúp tăng khả năng bảo mật của các tổ chức
AI giúp tăng khả năng bảo mật của các tổ chức

Với AI là người đồng hành, chúng ta đang tiến tới một thế giới kỹ thuật số an toàn hơn. Và khi công nghệ tiến bộ, những người bảo vệ và các tổ chức phải thích ứng nhanh chóng hơn để vượt lên trước những đối thủ ngày càng tinh vi hơn mà họ phải đối mặt.

Đồng thời, khi bối cảnh an ninh mạng tiếp tục thay đổi, việc tích hợp AI đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa những tiến bộ công nghệ và chuyên môn của con người cần có để giải quyết những vấn đề phức tạp và thách thức của nó.

Theo Tạp chí Thông tin truyền thông

Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực phát triển, thúc đẩy chuyển đối số. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần nâng cấp hạ tầng cơ sở, ứng dụng các phần mềm hiện đại và tăng cường bảo mật thông tin – hạn chế các tác động tiêu cực từ sự phát triển của AI.

Với 14 năm kinh nghiệm, PHUCBINH GROUP là nhà thầu cơ điệnnhà thầu điện nhẹ, nhà thầu công nghệ uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp, triển khai thi công và bảo trì, nâng cấp hệ thống mạng, lắp đặt thiết bị mạng, cho thuê server, camera AI, sao lưu dữ liệu, IT outsoursing… nhằm đáp ứng hạ tầng công nghệ số, sẵn sàng cho các doanh nghiệp đón đầu xu hướng công nghệ.

5/5 - (1 bình chọn)