Xây dựng kế hoạch bảo trì thiết bị cho nhà máy

21/11/2022

Bảo trì bảo dưỡng thiết bị cùng kế hoạch bảo trì thiết bị là yêu cầu quan trọng trong các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính liên tục của chuỗi sản xuất, hạn chế các rủi ro, thất thoát. Xây dựng kế hoạch chuyên nghiệp, đúng chuẩn sẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo trì và tiết kiệm chi phí.

Các thiết bị cần được xây dựng kế hoạch bảo trì tổng thể
Các thiết bị cần được xây dựng kế hoạch bảo trì tổng thể

Thu thập thông tin

Mỗi hệ thống thiết bị đều có những đặc điểm riêng do đó trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch bảo dưỡng bạn cần nắm được yêu cầu cụ thể, đặc điểm của thiết bị và thực trạng đang diễn ra (khả năng hoạt động, thời gian hoạt động, thời gian nhàn rỗi…). Điều này giúp hạn chế các ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy khi tiến hành.

Những thông tin cơ bản bao gồm:

– Thu thập dữ liệu về các thiết bị, lịch sử kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị của từng xưởng, dây chuyền sản xuất để có kế hoạch tổng thể phù hợp.

– Thông tin trực tiếp từ những người vận hành máy móc, thiết bị hàng ngày nhằm nắm được các sự cố thường gặp như xói mòn, tích tụ bẩn… nhằm kịp thời phát hiện các hỏng hóc nhỏ, tránh gây ra thiệt hại lớn.

– Quy trình sản xuất, từ đầu vào cho đến đầu ra để hoàn thiện các nội dung ứng phó, thay thế khẩn cấp trong bất kì giai đoạn nào nếu gặp sự cố.

– Các hạng mục quan trọng, hạng mục ưu tiên, cần đặc biệt chú ý.

Xác định nguồn ngân sách bảo trì

Dựa vào kinh nghiệm của người lập kế hoạch, yêu cầu cơ bản và nguồn nhân lực (nội bộ hoặc thuê ngoài), người xây dựng kế hoạch bảo dưỡng thiết bị sẽ tiến hành lên dự toán ngân sách. Đây thường là hạng mục cố định hàng năm của các doanh nghiệp.

Khả năng tính toán của người lập kế hoạch sẽ giúp tính toán chính xác những nguồn chi phí nào là bắt buộc, cần thiết, nguồn chi phí nào là chi phí mở rộng (có thể thay đổi linh hoạt) và mức độ sai số so với thực tế.

Lựa chọn thời gian bảo trì phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
Lựa chọn thời gian bảo trì phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

Dự kiến thời gian

Một trong những trở ngại lớn nhất của việc bảo trì là lịch trình sản xuất, lựa chọn thời gian bảo trì sao cho không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất – kinh doanh. Xuyên suốt kế hoạch, người xây dựng kế hoạch cần xác định rõ thời gian hoạt động an toàn và quỹ thời gian nhàn rỗi (máy móc ngưng sản xuất) và thường xuyên thu thập các nguồn thông tin dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, bảo trì.

Xác định nguồn nhân lực

Mục đích của xây dựng kế hoạch là để sẵn sàng mọi yếu tố khi áp dụng vào thực tiễn cho nên việc lập kế hoạch bên cạnh việc dựa trên yêu cầu của người quản lý và thực tế sản xuất thì cần quan tâm tới nguồn nhân lực sẽ tham gia vào kế hoạch.

Nguồn lực sẵn có sẽ là ưu tiên hàng đầu, nhưng trong những trường hợp không có sẵn nhân lực hoặc nhân lực không chuyên, thì việc thuê ngoài lại là lựa chọn thích hợp. Các đơn vị chuyên bảo trì sẽ có những phương án phù hợp và kinh nghiệm đa dạng, đồng thời chế độ bảo hành, cam kết hiệu quả, giúp nhà đầu tư không phải lo lắng quá nhiều.

Với 12 năm kinh nghiệm, công ty cổ phần công nghệ Phúc Bình là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy, nhà xưởng cần tìm đơn vị bảo trì chuyên nghiệp. Cùng đội ngũ kĩ sư lành nghề, chuyên bảo trì định kì cho các nhà máy lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Phúc Bình còn có những phương án, thiết bị thay thế nhằm đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn khi tiến hành cải tạo, bảo trì hệ thống. Thế mạng là nhà thầu ICT, điện nhẹ và hạ tầng an ninh (camera giám sát, hệ thống chấm công, kiểm soát vào ra, bãi đỗ xe thông minh…), Phúc Bình có thể cung cấp gói bảo trì toàn diện, dự báo những nguy cơ tiềm ẩn sát thực tế, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất – kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)