Nâng cấp hệ thống an ninh mạng – Bài toán chung của các doanh nghiệp SME
An ninh mạng là “bài toán” đau đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi không có quá nhiều chi phí đầu tư cho hệ thống bảo mật. Trong khi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khiến các doanh nghiệp dễ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng.
Các hình thức tấn công mạng phổ biến
Theo các chuyên gia an ninh mạng, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng dễ bị các tội phạm mạng hướng tới.
Một số hình thức tấn cộng mạng mà tin tặc thường sử dụng, bao gồm:
– Tấn công thông qua rò rỉ dữ liệu từ nội bộ (Nhân viên vào các trang web độc hại trong thời gian giải lao, giữ quyền truy cập của nhân sự đã nghỉ viêc…)
– Tấn công mạng phân tán bằng cách gửi nhiều yêu cầu “ảo” khiến website bị quá tải, hoạt động không ổn định.
– Tấn công qua bên thứ ba (các nhà cung cấp). Ví dụ Ccleaner (chương trình dọn dẹp hệ thống) đã từng bị tin tặc sử dụng để tấn công website các công ty sử dụng Ccleaner.
– Tấn công từ phần mềm độc hại (phần mềm vi phạm bản quyền, phần mềm không có giấy phép chứa các tệp tin độc hại…)
Bên cạnh việc đánh cắp thông tin, trục lợi trực tiếp từ SME, tin tắc còn dùng SME làm bên phóng cho các “phi vụ” quy mô lớn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn lực về tài chính và nhân sự để nâng cấp hệ thống an ninh mạng.
Biện pháp nâng cấp an ninh mạng
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo doanh nghiệp SME nên thực hiện nâng cấp hệ thống an ninh mạng bằng những cách đơn giản dưới đây:
– Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật (ví dụ: tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27002:2011 do Bộ Khoa học và Công nghệ VN công bố, chứng chỉ bảo mật toàn cầu PCI DSS – Payment Card Industry, quy định GDPR về bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu…)
– Nâng cấp độ khó và thay đổi mật khẩu định kì hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường (nghi ngờ tin tặc đang cố gắng đột nhập vào hệ thống). Mật khẩu xác thực đa yếu tố (mật khẩu dài, khó đoán, có chứa kí tự đặc biệt, từ viết hoa, số, sử dụng các cụm từ vô nghĩa hoặc sai chính tả…) có thể tăng độ an toàn trước các cuộc tấn công mạng.
– Xây dựng bảng đánh giá về dữ liệu, xác định những dữ liệu quan trọng (nhạy cảm) nhất của doanh nghiệp để có biện pháp bảo vệ tập trung và phòng ngừa rủi ro khi bị tấn công. Đồng thời, các doanh nghiệp cần lưu ý về việc phân quyền quản trị cho các tài khoản (tùy chức năng của từng nhân viên, bộ phận). Các tài khoản quản trị cấp cao (tài khoản đặc quyền) sẽ được áp dụng chế độ bảo mật nghiêm ngặt hơn.
– Đào tạo và áp dụng các quy trình bảo mật thông tin nội bộ, nâng cao nhận thức về an ninh mạng (tránh trường hợp do thiếu kiến thức cơ bản, nhân viên dễ dàng mở các tệp tin đáng ngờ hay tải các tệp tin độc hại về máy gây ảnh hưởng toàn bộ hệ thống).
– Xây dựng và ban hành quy trình xử lý, phòng ngừa sự cố phát sinh. Đồng thời, các doanh nghiệp SME nên sao lưu dữ liệu hoạt động quan trọng (danh sách khách hàng, liên lạc của khách hàng, thông tin sản phẩm/ giải pháp chính…).
– Bảo trì hệ thống mạng định kì bởi đội ngũ kĩ thuật (có thể tự tiến hành bảo trì hoặc thuê đơn vị chuyên nghiệp), cập nhật bản mới, bản vá lỗi của các phần mềm đang sử dụng.
Với 13 năm kinh nghiệm, PHUCBINH GROUP là nhà thầu điện nhẹ, nhà thầu công nghệ uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp, triển khai thi công và dịch vụ bảo trì, nâng cấp hệ thống mạng cho các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị công lập…