Cáp chống cháy là gì? Ứng dụng trong hệ thống nào?

06/02/2025

Cáp chống cháy được sử dụng trong hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, các khách sạn, công trình cao cấp… nhằm giảm thiểu rủi ro cháy nổ. Cùng tìm hiểu chi tiết về cáp chống cháy là gì? Khi nào nên dùng và ứng dụng cho những hệ thống nào?

Cáp chống cháy là gì?
Cáp chống cháy là gì?

Cáp chống cháy là gì?

Cáp chống cháy (tiếng Anh là fire – resistant cable) là một loại dây cáp điện được thiết kế để đảm bảo hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định khi xảy ra cháy. Cáp chống cháy có khả năng chịu nhiệt lên đến 300 độ. Trong khi, cáp điện chống cháy chỉ có thể hoạt động trong một thời gian giới hạn nếu nhiệt độ vượt quá mức đó.

Đặc biệt, lớp vỏ bọc bên ngoài của cáp chống cháy được làm từ vật liệu hạn chế cháy, ngăn cháy lan và không sinh ra nhiều khí độc khi cháy. Điều này giúp các hệ thống duy trì hoạt động, cảnh báo kịp thời và hỗ trợ công tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Tham khảo thêm: Phân biệt các kí hiệu trên cáp chống cháy

Do đó, cáp chống cháy thường được ứng dụng trong các hệ thống khẩn cấp như hệ thống âm thanh thông báo, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống máy hút khói, hệ thống máy bơm nước, chữa cháy tự động…

Ngoài ra, cáp chống cháy cũng thường được ưu tiên sử dụng trong các mạch khẩn cấp ở các bệnh viện, sân bay, tàu điện ngầm, đường hầm, nhà máy sản xuất, phòng thí nghiệm.

Đặc điểm về cấu tạo của cáp chống cháy là gì?

Cáp chống cháy có cấu tạo tương tự các loại dây cáp điện thông thường, với kết cấu đơn lõi hoặc đa lõi. Một vài đặc điểm về cấu tạo của cáp chống cháy:

Cấu tạo của cáp chống cháy
Cấu tạo của cáp chống cháy
  • Lớp lõi dẫn điện: Chất liệu đồng đảm bảo khả năng dẫn điện và chịu nhiệt tốt.
  • Lớp chống cháy: Thường được làm bằng mica
  • Lớp cách điện: Làm bằng vật liệu polyethene liên kết ngang chống cháy và bảo vệ dây cáp.
  • Lớp vỏ ngoài: Thường được làm bằng vật liệu LSHF, có khả năng ngăn cháy lan và không thải ra khói độc khi cháy.

Phân loại cáp chống cháy

Tuỳ vào cấu tạo của các lớp lõi, lớp cách điện, lớp vỏ ngoài… cáp chống cháy thường được phân thành các loại cơ bản sau đây.

Cáp loại thườngCáp tiêu chuẩnCáp loại đặc biệt
Cấu trúc tổng thểCu/Mica/XLPE/FR-PVCCu/Mica/XLPE/LSHFCu/Silicone Rubber mix/LSHF
Lõi dẫn điệnCuCuCu
Lớp chống cháyMicaMicaSilicone Rubber mix
Lớp cách điệnXLPEXLPESilicone Rubber mix
Lớp vỏ bảo vệFR-PVCLSHFLSHF

Cáp chống cháy được sử dụng khi nào?

Các dòng cáp bình thường không đảm bảo khả năng chịu nhiệt và dễ gây ra hiện tượng đoản mạch. Điều này gây ra nhiều hậu quả:

Kiểm tra khả năng chống cháy của các loại cáp
Kiểm tra khả năng chống cháy của các loại cáp
  • Ngay lập tức mất hoạt động của các hệ thống quan trọng khi xảy ra cháy như hệ thống báo cháy, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống thông tin liên lạc… Từ đó, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sơ tán, tăng thiệt hại hoả hoạn.
  • Hiện tượng cháy lan: Dây cáp bình thường dễ bị cháy lan, khiến tình hình đám cháy trở nên tồi tệ hơn (tăng mức độ nghiêm trọng và mở rộng phạm vi đám cháy).
  • Sản sinh ra khói độc khi cháy, gây cản trở tầm nhìn thoát nạn và nguy hiểm tới sức khoẻ các nạn nhân ở trong đám cháy.

Giảm thiểu những rủi ro này, cáp chống cháy được khuyến nghị sử dụng trong nhiều trường hợp thay thế cho cáp điện thông thường. Ứng dụng trong các hệ thống:

  • Hệ thống khẩn cấp: Các hệ thống khẩn cấp nên được ưu tiên sử dụng cáp chống cháy như hệ thống âm thanh thông báo, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy…
  • Các cơ sở hạ tầng quan trọng, cần đảm bảo hoạt động xuyên suốt, thông tin không được gián đoạn như trung tâm dữ liệu, sân bay, bệnh viện, trung tâm giao thông…
  • Môi trường nguy hiểm với điều kiện khắc nghiệt, yêu cầu sử dụng cáp điện chịu nhiệt cao như nhà máy hoá chất, giàn khoan dầu…

Tham khảo các sản phẩm cáp chống cháy Heizka.

Liên hệ ngay Huviron Việt Nam – công ty thành viên của Phúc Bình, cung cấp thiết bị PCCC chuyên nghiệp để được tư vấn về các dòng cáp chống cháy, cáp điều khiển, thiết bị báo cháy chất lượng cao.

5/5 - (1 bình chọn)