Tiềm năng ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, vô tận và có khả năng ứng dụng cao tại Việt Nam. Sử dụng năng lượng mặt trời (pin năng lượng mặt trời) sẽ giúp tiết kiệm chi phí điện (thậm chí có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động) và góp phần bảo vệ môi trường.
Các dạng tiềm năng điện mặt trời
Tiềm năng điện mặt trời được chia thành 3 dạng là tiềm năng về mặt lý thuyết, tiềm năng kĩ thuật và tiềm năng kinh tế.
Tiềm năng lý thuyết: được tính toán trên lý thuyết dựa trên các yếu tố địa lý, dữ liệu bức xạ, số ngày nắng… thông qua đo đạc, quan trắc. Từ đó xác định sơ bộ tiềm năng ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam nói chung và theo từng vùng nói riêng.
Tiềm năng kĩ thuật: Xác định các yếu tố kĩ thuật từ việc tổng hợp, xem xét các bản đồ địa chất, bản đồ quy hoạch đất, cụm công nghiệp, khu kinh tế, bản đồ địa hình…
Tiềm năng kinh tế: Đánh giá, tính toán các yếu tố liên quan đến chi phí, xác định quy mô, công suất, thời gian hòa vốn… để có quyết định đầu tư hợp lý.
Vị trí địa lý thuận lợi phát triển năng lượng mặt trời
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực có nguồn bức xạ năng lượng mặt trời tương đối cao và ổn định. Theo đo đạc, miền Bắc có tổng bức xạ mặt trời đạt 4kW/h/m2/ngày, với 1500 – 1700 giờ nắng/ năm. Còn miền Nam Trung Bộ có tổng bức xạ mặt trời đạt trung bình 5kW/h/m2/ngày, với 2000 – 2600 giờ nắng/ năm.
Theo quy đổi quốc tế, những vùng có giờ nắng từ 1.800 giờ nắng/ năm trở lên thì được coi là giàu tiềm năng khai thác năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là miền Bắc không nên lắp điện mặt trời. Bởi theo các chuyên gia, tổng số giờ nắng và bức xạ mặt trời tại Việt Nam, dù ở khu vực nào cũng cao hơn các nước châu Âu và Bắc Mỹ (những vùng đang sử dụng nguồn năng lượng mặt trời hiệu quả).
Đồng thời, miền Bắc có hai mùa ít nắng (mùa đông và mùa thu) nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng (quang năng) để tạo ra điện năng thông qua pin năng lượng mặt trời.
Tiềm năng lý thuyết của điện mặt trời phân bổ theo từng vùng được tính cụ thể theo bảng dưới đây:
Nhà xưởng ở Việt Nam có nhiều ưu thế lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Tại Việt Nam, nhà nước đã có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt phù hợp với các nhà xưởng, cụm công nghiệp khi khai thác điện mặt trời áp mái.
Đồng thời, điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
– Tối ưu chi phí hoạt động (chủ động phát điện, giảm phụ thuộc vào EVN).
– Tận dụng phần diện tích nhàn rỗi tương đối lớn của mái nhà xưởng.
– Tăng khả năng chống nóng cho công trình (giảm 3 – 5 độ).
– Đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận xanh, phát triển bền vững, từ đó tăng lợi thế thu hút vốn đầu tư, hoặc đạt được các chứng chỉ tiêu chuẩn.
– Lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu (đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển, các nước chú trọng phát triển năng lượng xanh, phát triển bền vững).
– Dễ lắp đặt (không cần xin giấy phép xây dựng).
PHUCBINH GROUP – Nhà thầu tư vấn và triển khai thi công điện mặt trời áp mái
Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công điện nhẹ, công nghệ thông tin và hạ tầng an ninh cho các nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà, trung tâm thương mại… PHUCBINH GROUP hiểu rõ đặc điểm của nhóm khách hàng công nghiệp. Chúng tôi cung cấp và triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp năng lượng xanh – tư vấn và triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.