Lỗi gateway 502 là gì? Hướng dẫn khắc phục nhanh

07/09/2023

Gateway 502, gateway 404, gateway 504… là những lỗi phổ biến nhưng không phải ai cũng biết 502 Bad Gateway là gì? Nguyên nhân gây ra lỗi này? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về lỗi 502 và cách khắc phục nhanh để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của website.

502 bad gateway là gì?
502 bad gateway là gì?

502 bad gateway là gì?

Lỗi gateway 502 thường được hiển thị với các tên khác nhau như: 502 bad gateway, Error 502, 502 Proxy error, HTTP 502, HTTP error 502, Temporary Error, 502 Service Temporarily Overloaded, Bad gateway: The proxy server received an invalid response from an upstream server…

Vậy 502 bad gateway là gì? Thực chất đây là một mã trạng thái HTTP, báo hiệu việc bạn không thể truy cập thành công vào trang web hiện tại. Theo lý thuyết, khi nhận được yêu cầu truy cập từ người dùng, website sẽ gửi yêu cầu tới web server. Máy chủ website nhận thông tin và phản hồi mã trạng thái HTTP (người dùng không nhìn thấy) cho phép truy cập trình duyệt / trang web. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự cố, máy chủ phản hồi không hợp lệ thì người dùng có thể nhìn thấy mã trạng thái HTTP (hiển thị là lỗi gateway 502). 

Nguyên nhân gây lỗi 502

Lỗi gateway 502 thường xảy ra do sự cố máy chủ trực tuyến với những nguyên nhân chính dưới đây:

Nhiều nguyên nhân gây lỗi gateway 502
Nhiều nguyên nhân gây lỗi gateway 502
  • Máy chủ quá tải: Do lượt truy cập vào trang web tăng đột biến hoặc tấn công DDOS khiến bộ nhớ cạn kiệt, máy chủ tạm ngừng hoạt động.
  • Phần mềm/ tường lửa bảo vệ máy chủ chặn các yêu cầu truy cập từ máy tính làm gián đoạn việc liên lạc giữa các server.
  • Lỗi trong quá trình lập trình website (code) khiến các yêu cầu không truyền đến đích hoặc phản hồi không chính xác.
  • Ngoài ra, các sự cố mạng ISP, DNS… cũng có thể là một trong các  nguyên nhân gây ra lỗi gateway 502 trên máy tính khi người dùng đang tìm cách truy cập website.

Khắc phục nhanh lỗi gateway 502

Xuất phát từ nguyên nhân gây ra lỗi gateway 502, người dùng có thể tìm các cách khắc phục nhanh chóng theo hướng dẫn dưới đây.

Xóa cache, cookies…

Các trang web đã từng truy cập có thể sẽ được lưu lại trong bộ nhớ cache của máy tính. Tuy nhiên những file bị lỗi hoặc lỗi thời có thể chính là nguyên nhân gây lỗi gateway 502. Do đó, trong trường hợp này, người dùng chỉ cần xóa bộ nhớ cache và mở lại website hoặc ấn nút F5 (reload).

Mở ở trình duyệt khác

Lỗi trình duyệt cũng có thể là một trong các nguyên nhân khiến kết nối từ thiết bị tới máy chủ bị gián đoạn, hiển thị 502 bad gateway. Do đó, người dùng có thể thử chế độ ẩn danh hoặc mở website cần truy cập qua một trình duyệt khác.

Mở bằng trình duyệt khác
Mở bằng trình duyệt khác

Kiểm tra kết nối mạng

Một thiết bị mạng (switches, gateway, router…) gặp sự cố đều có thể là nguyên nhân gây lỗi gateway 502. Cách khắc phục nhanh nhất trong trường hợp này là kiểm tra và khởi động lại các thiết bị mạng.

Sửa lỗi DNS

Trường hợp website đang được di chuyển sang một máy chủ mới, người dùng sẽ không thể truy cập vào tại thời điểm đó cho đến khi hoàn tất quá trình di chuyển/ cập nhật. Lúc này, nếu người dùng muốn truy cập website cần thay đổi DNS khác (ví dụ Google Public DNS) để tránh lỗi gateway 502.

Kiểm tra Plugins

Một trong những nguyên nhân gây lỗi gateway 502 là caching plugin, lúc này người dùng cần kiểm tra lại plugins và extensions. Cách thức phát hiện lỗi này là vô hiệu hóa plugins trong thời gian ngắn và đổi tên thư mục plugins (trong thư mục wp – content). Đồng thời, người dùng cần F5 lại website sau mỗi làn kiểm tra Plugins.

Trên đây là những thông tin cơ bản về 502 bad gateway là gì và cách khắc phục nhanh lỗi gateway 502. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng cần gấp hoặc không thể sửa lỗi 502 theo các cách trên, bạn có thể liên hệ nhân viên kĩ thuật hoặc đội ngũ kĩ thuật bên ngoài, dịch vụ IT helpdesk, IT outsouring… Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, PHUCBINH GROUP là nhà thầu ICT, nhà thầu thi công điện nhẹ và hạ tầng an ninh uy tín, cung cấp đa dạng các dịch vụ như IT helpdesk, IT outsouring, bảo trì hệ thống mạng, nâng cấp hệ thống mạng…

5/5 - (1 bình chọn)