Máy chấm công vân tay – cấu tạo & nguyên lý hoạt động

22/06/2023

Máy chấm công vân tay là thiết bị chấm công nhân viên và kiểm soát vào ra hiệu quả, được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp, nhà máy, văn phòng, khách sạn, cửa hàng… Nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo và nguyên lý của thiết bị này để lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp.

Máy chấm công vân tay
Máy chấm công vân tay

Cấu tạo

Tương tự máy chấm công khuôn mặt và máy chấm công bằng thẻ từ, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy chấm công vân tay, đa dạng cả về thương hiệu và mẫu mã, tính năng. Tuy nhiên, tất cả các dòng sản phẩm này nhìn chung đều được cấu tạo giống nhau, với 3 bộ phận chính:

– Bộ phận đầu vào (nhập dữ liệu):

Bao gồm đầu đọc vân tay (ghi nhận vân tay và thông tin của nhân viên về bộ xử lý trung tâm), bàn phím (công cụ nhập dữ liệu), cổng nguồn (nơi cấp điện cho thiết bị hoạt động) và pin dự phòng (bộ phận này không bắt buộc, một số dòng máy chấm công có thêm pin để đề phòng trường hợp mất điện).

– Bộ phận xử lý (hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm):

Đây là nơi tiếp nhận và lưu trữ thông tin từ bộ phận đầu vào, gồm bo mạch (gắn chip điện tử, bộ vi xử lý, RAM…), màn hình (hiển thị thông tin nhân viên khi chấm công và thông báo hoạt động của máy chấm công vân tay), loa và đèn LED (cảnh báo chấm công thành công hay chưa…).

– Bộ phận đầu ra (có tác dụng chuyển dữ liệu ra ngoài để tính công):

Bao gồm: đầu cắm mạng (chuyển dữ liệu từ máysang phần mềm quản lý được cài đặt trên máy tính), đầu cắm USB (chuyển dữ liệu từ máy sang thiết bị khác).

Nguyên lý hoạt động

Dựa vào cấu tạo của máy chấm công vân tay, người dùng có thể hình dung cơ bản về nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Sau khi nhập vân tay và thông tin của nhân viên mới vào máy, máy chấm công sẽ ghi nhận và lưu trữ dữ liệu chấm công của nhân viên (khi nhân viên tiến hành chấm công) tại bộ xử lý trung tâm. Do đó, người dùng có thể dễ dàng trích xuất thông tin trên máy tính đã được cài đặt sẵn (thông qua đầu cắm mạng) hoặc chuyển dữ liệu qua một thiết bị khác (đầu cắm USB).

Hiện nay, bên cạnh tính năng chấm công, nhiều máy chấm công vân tay còn được tích hợp tính năng kiểm soát vào ra (kết hợp thêm hệ thống khóa cửa thông minh và đầu đọc kiểm soát vào ra). Với các dòng máy này, quản lý có thể cấp quyền truy cập, mở khóa cho một số nhân viên bằng vân tay.

Phân loại máy chấm công

– Chấm công vân tay sử dụng công nghệ quang học: Module cảm biến vân tay của dòng máy này được bố trí một camera chụp vân tay. Dấu vân tay của nhân viên sau khi chụp sẽ được gửi đến bộ xử lý hình ảnh để xử lý (tinh chỉnh hình ảnh bằng các thuật toán nhằm làm rõ đường vân tay trên ảnh). Dòng máy này có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng thiết kế cồng kềnh.

– Máy chấm công vân tay sử dụng công nghệ điện dung: Dòng máy này sử dụng đế cảm biến điện dung để thu thập dữ liệu vân tay. Khi đặt ngón tay lên khu vực lấy dấu vân tay, những đường vân nhô lên của vân tay sẽ chạm vào cảm biến khiến điện dung của các tụ điện thay đổi giá trị, từ những dữ liệu này để tái hiện lại ảnh dấu vân tay. Nhờ đó, dòng máy này có khả năng nhận dạng dấu vân tay rất tốt, khó làm giả dấu vân tay và thiết kế nhỏ gọn nhưng giá thành thường khá cao.

Mua và lắp đặt máy chấm công vân tay

Với sự đa dạng của các dòng máy chấm công vân tay trên thị trường hiện nay, người dùng không khó tìm mua được thiết bị phù hợp về tính năng và giá cả. Nhưng để đảm bảo chất lượng, bạn nên lựa chọn những đơn vị lắp đặt uy tín, nhiều năm kinh nghiệm.

PHUCBINH GROUP tự hào là nhà cung cấp chính hãng các sản phẩm chấm công vân tay, đa dạng về mẫu mã, thương hiệu và tính năng. Chúng tôi cung cấp các dòng máy chấm công Superma, máy chấm công Dahua, máy chấm công Hikvison, máy chấm công Ronald Jack, máy chấm công ZK Teco… (tham khảo: chi tiết các dòng máy chấm công vân tay giá rẻ).

Đánh giá bài viết