Máy xray có độc không? Nguyên tắc hoạt động như nào?

24/12/2024

Máy soi chiếu hành lý, máy Xray là thiết bj an ninh phổ biến hiện nay. Nhưng không phải ai cũng biết máy Xray có độc không? có hại cho sức khoẻ con người hay các thiết bị điện tử, máy ảnh?

Máy xray có độc không
Máy xray có độc không

Máy Xray là gì?

Máy Xray còn có tên gọi khác là máy dò tạp chất, máy soi chiếu hành lý chuyên sử dụng để phát hiện các tạp chất không mong muốn như kim loại, viên đá, cát, thủy tinh, xương, cao su… Ngoài ra, máy Xray còn được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong các ngành may mặc, thuỷ sản, bánh kẹo…

Tia X trong máy Xray là một loại bức xạ điện từ mà con người không nhìn thấy bằng mắt thường. Một quang tử tia X có năng lượng lớn hơn ánh sáng thông thường song tần số lại cao hơn. 

Tuy được xem là “bức xạ điện tử” và là một hình thái của phóng xạ, tia X hoàn toàn không được tạo ra bởi các vật liệu phóng xạ như Uranium hay Plutonium nên không gây hại cho sức khoẻ.

Tham khảo các loại máy Xray phổ biến.

Nguyên tắc hoạt động của máy Xray

Tia X vừa có thể tạo ra ảnh tĩnh, vừa tạo ra phim hoặc hình ảnh theo thời gian thực, thậm chí cả ảnh 3 chiều (chụp CT). Tuy nhiên ở sân bay, các thiết bị quét chỉ dùng chế độ ảnh theo thời gian thực.

Máy Xray sử dụng trong các khu kiểm soát an ninh
Máy Xray sử dụng trong các khu kiểm soát an ninh

Sau khi tạo ra tia X trong một ống đồng, người ta chiếu nó vào vật thể cần xem và đo lượng tia X đi xuyên qua nó. Các vật liệu có khối lượng riêng lớn như kim loại hay xương thường cản, không cho tia X đi qua, trong khi các vật liệu khác như da lại cho phép xuyên qua dễ dàng.

Trong máy quét ở sân bay, bộ phận thu tia X được trang bị các vật liệu phát quang khi tiếp xúc với tia X. Do đó, các vật thể như điện thoại hay laptop sẽ hiện ra màu tối, còn lại phông nền sẽ trắng xóa.

Một số máy quét hiện đại có thể chụp được cả màu sắc vật thể được chiếu tia X, chứ không chỉ 2 màu đen trắng như chúng ta thường thấy ở các phòng khám. Khi kiểm tra hành lý, đôi khi người ta chụp CT chứ không hẳn dùng tia X. Mục đích là để thấy được hình ảnh 3D toàn bộ các góc của hành lý nhằm tránh thiếu sót.

Máy Xray có độc không?

Là một loại bức xạ ion, do đó tia X có đủ năng lượng để tác động lên các electron và đánh bay chúng ra khỏi nguyên tử khi va chạm, làm tích điện các vật liệu được chụp ảnh.

các thiết bị điện tử không bị hư hại khi kiểm tra bằng máy Xray tại sân bay
Máy tính và tablet không có các bộ phận nhạy sáng

Ở cường độ lớn, các bức xạ ion sẽ gây hại cơ thể người do chúng tàn phá các DNA nhanh hơn khả năng phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên chúng chỉ có hại đối với DNA, trong khi đồ điện tử sẽ miễn nhiễm do làm từ chất vô cơ.

Về lý thuyết, tia X có thể làm thay đổi giá trị điện tích các electron được lưu trữ trong transistor, làm thay đổi dữ liệu lưu trữ trong ổ cứng, thẻ nhớ hay USB. Tuy nhiên, cường độ tia X trong máy Xray thường thấp nên không ảnh hưởng tới các thiết bị điện tử này.

Trong khi đó, máy tính và tablet không có các bộ phận nhạy sáng, dù là ánh sáng khả kiến hay tia X nên không bị ảnh hưởng. Các thiết bị này thường bị yêu cầu đưa ra khỏi túi xách khi quét máy Xray do laptop có thể che nhiều thứ bên trong trước tia X. Còn các thiết bị cảm biến nhạy sáng như máy quay thì thường đã được bảo vệ bởi màn trập và các bộ phận đóng kín khác.

Như vậy, nhìn chung các thiết bị điện tử không bị hư hại khi kiểm tra bằng máy Xray tại sân bay. Thực tế, các bức xạ mà con người phải chịu khi bay thật cao (khoảng 10.000m) có cường độ lên đến 2 lần máy quét trong bệnh viện, chưa nói đến tia X ở máy quét an ninh.

Theo thông tin từ báo Vietnamnet

5/5 - (1 bình chọn)