Quản lý bảo trì và 3 chỉ số đo lường quan trọng
Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, một máy móc dừng hoạt động có thể gây nhiều thiệt hại, thậm chí gián đoạn chuỗi cung ứng. Do đó, quản lý bảo trì là hoạt động thiết yếu, cần được ưu tiên hàng đầu với việc đo lường cụ thể bằng các chỉ số.
Quản lý bảo trì là gì?
Quản lý bảo trì (Maintenance Management) là hoạt động lên kế hoạch, lập lịch kiểm tra, sửa chữa và thay thế các thiết bị định kì nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành ổn định. Quản lý bảo trì mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giảm ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn trước.
Kéo dài tuổi thọ của tài sản
Máy móc hoạt động trong nhà xưởng đều chịu áp lực rất lớn do làm việc liên tục với cường độ lớn. Do vậy, việc bảo dưỡng và vệ sinh chúng định kỳ sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành và khắc phục.
Giảm các sự cố gián đoạn sản xuất
90% các hư hỏng máy móc trong sản xuất có thể tránh được nhờ một kế hoạch bảo trì phòng ngừa tốt. Quản lý bảo trì thông qua việc chủ động lên lịch bảo trì, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ hỏng hóc thiết bị nhờ đó tránh được gián đoạn trong hoạt động sản xuất.
Cải thiện an toàn trong môi trường làm việc
Khi thiết bị máy móc không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, chúng sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm cho người lao động. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó đảm bảo sự an toàn của nhân viên hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn.
Tăng sự hài lòng của khách hàng
Quản lý bảo trì để tránh hỏng hóc và duy trì chất lượng của hàng hóa sản xuất ra đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó củng cố hình ảnh thương hiệu.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Một giờ ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc lãng phí nhân công và thiệt hại về năng suất. Chưa kể đến số tiền đền bù thiệt hại do giao hàng không đúng hẹn, sai hợp đồng của các doanh nghiệp cũng rất lớn. Do đó, việc quản lý bảo trì có thể coi là “công cụ vàng” để tối ưu được khoản chi phí khổng lồ cho doanh nghiệp.
Các chỉ số quản lý bảo trì quan trọng
MTBF – Chỉ số về độ tin cậy
Độ tin cậy là xác suất của một thiết bị hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu trong khoảng thời gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể.
Độ tin cậy thường được thể hiện bằng:
– MTTF (Mean Time To Failure): thời gian hoạt động trung bình đến khi hư hỏng, nếu sản phẩm chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ.
– MTBF (Mean Time Between Failures): Chỉ số độ tin cậy là thời gian trung bình của một thiết bị hoạt động giữa các lần ngừng máy do bảo trì.
MTTR – Chỉ số thời gian trung bình để sửa chữa
Thời gian trung bình sửa chữa (Mean Time To Repair) là thời gian trung bình cần thiết để một tài sản, thiết bị được chẩn đoán, sửa chữa và phục hồi sau sự cố hoặc hỏng hóc. MTTR càng được giảm thì khả năng tối ưu hoạt động của máy móc, thiết bị càng cao.
KPI bảo trì về MTTR này cho phép các doanh nghiệp lên kế hoạch cải thiện được tính sẵn có của máy móc, tài sản.
Để tính toán MTTR: MTTR = tổng thời gian ngừng hoạt động / tổng số lần sửa chữa.
OEE – Hiệu suất thiết bị tổng thể
Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) là tích số của khả năng sẵn sàng, hiệu suất sử dụng, hiệu suất thiết bị và hệ số chất lượng. Nó đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng của dây chuyền thiết bị trong sản xuất công nghiệp.
Công thức tính như sau:
OEE = A x P x Q
A (Availability): Mức độ sẵn sàng
P (Performance): Hiệu suất
Q: (Quality): Hệ số chất lượng
Chỉ số OEE = 100% có nghĩa là mọi quy trình đang chạy ở hiệu suất tối đa, không có sự cố và kết quả chất lượng tốt.
Bên cạnh việc quản lý bảo trì và theo dõi các chỉ số bảo trì, doanh nghiệp cần chú trọng chọn các đối tác cung cấp dịch vụ bảo trì uy tín. Với 13 năm kinh nghiệm thi công các dự án nhà máy, tòa nhà, khách sạn, khu công nghiệp… PHUCBINH GROUP là nhà thầu điện nhẹ, ICT và hạ tầng an ninh hàng đầu. Đồng thời, Phúc Bình cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ bảo trì (từ bảo trì hệ thống mạng đến bảo trì hệ thống camera giám sát, server, thiết bị văn phòng…) và sửa chữa, bảo hành điện tử.