Switch là gì? Vai trò từng loại switch trong hệ thống mạng
Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch có vai trò kết nối các đoạn mạng, phân luồng dữ liệu… trong hệ thống mạng. Tuỳ theo tính năng và chức năng, switch được phân thành nhiều loại khác nhau.
Switch là gì?
Trong hệ thống mạng, switch đóng vai trò như một thiết bị trung tâm, giúp kết nối các đoạn mạng theo mô hình sao để dữ liệu được gửi đi một cách nhanh chóng, tăng tính bảo mật. Tất cả các thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng như máy chủ server, máy in, máy tính, máy quét, laptop, điện thoại… đều được kết nối với thiết bị chuyển mạch này.
Switch mạng thường được cấu tạo 2 phần chính:
- Phần cứng: bao gồm khung vỏ, nguồn điện cấp, các cổng kết nối, linh kiện bên trong (bộ nhớ, CPU, bo mạch chủ…)
- Phần mềm: Thuật toán được cài đặt sẵn trong thiết bị.
Vai trò của switch là gì?
- Kết nối các thiết bị một cách gián tiếp thông qua các cổng port
- Thiết lập mạng ảo giữa các cổng tương ứng để đảm bảo hiệu suất hoạt động, hạn chế ảnh hưởng giữa các cổng.
- Công nghệ store-and-forward và cơ chế tự động kiểm tra giúp giảm tỷ lễ tội trong frame
- Hỗ trợ cung cấp bang thông tốc độ cao và ổn định nhờ khả năng chia nhỏ mạng Lan thành các đoạn mạng nhỏ, riêng biêt như một làn đường riêng.
- Khả năng chia hệ thống mạng thành các đơn vị nhỏ riêng biệt (hoạt động như một Bridge nhiều cổng) giúp phân luồng dữ liệu, dễ dàng gửi nhiều dữ liệu cùng lúc mà không gây ảnh hưởng tới đường truyền chung.
- Phân bổ dữ liệu hợp lý, tiết kiệm chi phí
- Công nghệ Full-duplex cho phép mỗi cổng switch truyền nhận dữ liệu 2 chiều, mở rộng mạng và băng thông lớn hơn.
- Hoạt động chủ yêu sở layer 2 (tầng liên kết dữ liệu) trong mô hình mạng tham chiếu OSI, switch còn có khả năng giới hạn lưu lượng truyền đi ở ngưỡng nhất định.
Phân loại và vai trò của từng loại Switch
Theo tính năng, Switch được phân thành hai loại là switch không được quản lý (Switch Unmanaged) và switch được quản lý (Switch Managed)
- Switch Unmanaged: Thiết kế chỉ cho phép người dùng sử dụng cấu trúc mặc định, không thể tự cài đặt cấu hình. Loại switch này thường có ít tính năng, ứng dụng trng mạng gia đình, văn phòng, cửa hàng kinh doanh nhỏ.
- Switch Managed: Thiết kế cho phép người dùng tuỳ chọn, thay đổi cấu hình để tăng độ bảo mật và tính linh hoạt theo yêu cầu riêng. Loại switch này sở hữu đa dạng các tính năng: SNMP, CLI, VLAN… ứng dụng trong mạng văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, cửa hàng lớn…
Bên cạnh tính năng thì switch cũng thường được phân loại theo chức năng:
- Workgroup Switch: Kết nối trực tiếp các máy tính thành một mạng ngang hàng với ưu điểm giá thấp, không yêu cầu bộ nhớ lớn.
- Segment Switch: Kết nối các Workgroup Switch và Hub trong hệ thống mạng tạo nên liên kết ở tầng mạng thứ hai.
- Backbone Switch: Kết nối các Segment Switch với yêu cầu bộ nhớ lớn và tốc độ mạng nhanh để chứa tất cả địa chỉ và dữ liệu.
- Ngoài tính năng, thiết bị chuyển mạch switch còn được phân loại theo thông số hoạt động, số cổng, nguồn cấp, công nghệ và hãng sản xuất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu switch. Người dùng cần lựa chọn các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng và chế độ bảo hành. Tham khảo các dòng sản phẩm switch Huviron, gateway chất lượng cao.