Tốc độ cáp quang Nhật Bản phá kỷ lục 1 tỉ Mbps mỗi giây
Tốc độ Internet của Nhật Bản đã đạt tới 1 tỉ Mbps/giây, nhanh gấp 3.5 triệu lần tốc độ trung bình truy cập Internet tại Mỹ.
Tốc độ Internet kỷ lục của Nhật Bản
Theo thông tin từ PC Gamer, nhóm nghiên cứu của Nhật Bản (thuộc Viện công nghệ thông tin và truyền thông Nhật Bản kết hợp cùng hãng Sumitomo Electric Industries) đã lập kỳ tích mới khi đưa tốc độ cáp quang trên đường cáp dài 1.800km đạt tới 1.020.000.000 Mbps. Tốc độ Internet này được ghi nhận nhanh gấp 3,5 triệu lần so với tốc độ Internet trung bình tại Mỹ hiện nay.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phát triển thế hệ cáp quang mới, sở hữu tới 19 lõi bên trong nhưng độ dày chỉ như sợi cáp quang phổ thông hiện nay. Đồng thời, thiết bị khuếch đại quang học được trang bị tối tân cùng tính năng “gộp – tách” và công nghệ lặp tín hiệu lên đến 21 lần qua đường cáp dài 1.800km.
Sau khi kết thúc quá trình, bộ phận đa kênh sẽ kết hợp cùng bộ xử lý tín hiệu số để loại bỏ nhiễu giữa các lõi và tăng tốc độ truyền dẫn tín hiệu. Tham khảo: So sánh cáp mạng CAT5, CAT5E, CAT6.
Điều đặc biệt trong nghiên cứu này là nhóm khoa học không thực hiện truyền dữ liệu thực tế mà chỉ kiểm tra và tính toán kết quả kết nối Internet của cáp quang mới.
Tại sao phải phát triển công nghệ kết nối Internet?
Theo các chuyên gia công nghệ, nếu tính toán theo phương pháp lấy dung lượng nhân với khoảng cách thì cáp quang tiêu chuẩn sẽ đạt 1,86 exabit/giây-km. Đây thực sự là một kỷ lục của thế giới, góp phần thay đổi hạ tầng Internet trong tương lai.

Bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của mạng 5G, yêu cầu tiêu thụ dữ liệu sẽ ngày càng tăng vọt xuất phát từ nhu cầu của các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, các ứng dụng game online, video 4K…
Tham khảo: Hướng dẫn bấm dây mạng cho người không chuyên
Thống kê từ Liên Hiệp Quốc trong năm 2024, 68% dân số thế giới đã kết nối Internet và con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo.
Do đó, các nhà khoa học phải tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ truyền dẫn đột phá, tránh hiện tượng quá tải mạng Internet.