Vai trò và tiêu chuẩn hệ thống âm thanh khẩn cấp
Hệ thống âm thanh khẩn cấp được kết nối với hệ thống báo cháy và PCCC, giúp hỗ trợ công tác sơ tán, cứu nạn cứu hộ trong các trường hợp khẩn.
Hệ thống âm thanh khẩn cấp là gì?
Hệ thống âm thanh dùng cho các tình huống khẩn cấp (s.s.e.p) cảnh báo cho người sử dụng về mối nguy hiểm mà họ cần phải sơ tán một cách trật tự và an toàn ra khỏi khu vực đó.
Hệ thống âm thanh cảnh báo có thể vận hành thủ công hoặc tự động. Một hệ thống s.s.e.p có thể hoạt động như là một phần của hệ thống phát hiện và báo động cháy hoặc có thể thực hiện chức năng cùng các hệ thống phát hiện những tình huống khẩn cấp khác.
Nếu được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp thì s.s.e.p nên là thành phần của một sự trang bị đồng bộ (thiết bị, các quy trình vận hành và các chương trình huấn luyện) để kiểm soát các tình huống khẩn cấp.
S.s.e.p cần được chấp thuận bởi các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Vai trò của hệ thống âm thanh khẩn cấp
S.s.e.p chủ yếu là để kích hoạt sự di chuyển một cách nhanh chóng và có thứ tự của người sử dụng trong một tình huống khẩn cấp bằng cách sử dụng các hệ thống loa để phát đi lời thông báo trong các tình huống khẩn cấp, các tín hiệu báo động phù hợp với ISO 7731 và các tín hiệu sơ tán phù hợp với TCVN 5500 (ISO 8201).
Trong một số trường hợp, các hệ thống âm thanh khẩn cấp được ưu tiên sử dụng so với các còi hoặc chuông để phát đi một loạt các cảnh báo đã được mã hóa khó có thể giao tiếp với các còi hoặc chuông. Tham khảo Luật PCCC 2024.
Yêu cầu thiết kế hệ thống âm thanh khẩn cấp
TCVN 7568-19:2016 phần 19 đã quy định rõ về việc thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng các hệ thống âm thanh dùng cho tình huống khẩn cấp. Cụ thể, Điều 4 đã quy định về yêu cầu thiết kế hệ thống âm thanh khẩn cấp như sau.
Một hệ thống âm thanh dùng cho các tình huống khẩn cấp phải được thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Thiết kế của hệ thống còn phải xem xét tất cả các hạn chế về thiết kế được quy định trong quy chuẩn quốc gia, ví dụ như:
- Kích thước lớn nhất của vùng thông báo khẩn cấp,
- Các yêu cầu về giao diện với một hệ thống phát hiện tình huống khẩn cấp,
- Các phụ kiện được lắp đặt trong môi trường khí nổ.
Thiết kế hệ thống âm thanh khẩn cấp
S.s.e.p phải cho phép phát đi các thông tin dễ hiểu trên các phương tiện được sử dụng cho việc bảo vệ tính mạng người trong phạm vi một hoặc nhiều vùng thông báo khẩn cấp. Các tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh nghe được phải được phân bố trên toàn bộ các vùng thông báo khẩn cấp thích hợp bằng một hệ thống loa.
Cần phải xem xét đến nhu cầu đối với việc phân bố các tín hiệu cảnh báo đối với những người khiếm thính thông qua các cách thức khác với loa, ví dụ như:
a) Các thiết bị cảnh báo trực quan (nhìn thấy được), như các đèn LED cường độ cao và đèn sáng nhấp nháy;
b) Các hệ thống lặp âm, với khả năng khuyếch đại một hệ thống tái lập âm thanh;
c) Các hệ thống cảm biến khác.
Người thiết kế phải cân nhắc các đặc điểm của các nhóm s.s.c.i.e khác nhau và đảm bảo lựa chọn được nhóm phù hợp cho việc áp dụng.
S.s.e.p phải được vận hành phù hợp với phương án tổ chức trong tình huống khẩn cấp, bao gồm cả việc phát trực tiếp các đoạn thông báo.
Các tiêu chí sau phải được đáp ứng
a) Khi xuất hiện bất kỳ một báo động nào, thì s.s.e.p phải tắt hoặc loại bỏ mọi chức năng không liên quan đến trạng thái báo động (ví dụ như nhắn tin, âm nhạc hoặc các thông báo chung được ghi trước đang được phát đến các vùng thông báo khẩn cấp cần phải được phát nội dung của tình huống khẩn cấp).
Nếu thực hiện phương án sơ tán theo giai đoạn, các nội dung cho mục đích không khẩn cấp có thể được tiếp tục truyền đến các vùng thông báo khẩn cấp trong tòa nhà hiện không bị ảnh hưởng bởi tình huống khẩn cấp. Có thể sử dụng điều này để bổ trợ cho sự sơ tán một cách trật tự của người sử dụng tòa nhà và phải được coi là một phần của phương án tổ chức trong tình huống khẩn cấp.
b) Trừ khi bị hư hỏng do hậu quả của tình huống khẩn cấp, hoặc do sửa chữa hoặc bảo dưỡng, s.s.e.p phải luôn sẵn sàng hoạt động ở mọi thời điểm. Trong trường hợp không sẵn sàng hoạt động do đang bảo dưỡng, thì phải có các quy định thích hợp về các giải pháp thay thế về liên lạc trong mọi tình huống theo quy định cho đến khi s.s.e.p được khôi phục hoàn toàn các chức năng.
c) S.s.e.p phải có khả năng phát đi các tín hiệu cảnh báo và đoạn thông báo bằng lời đến một hoặc nhiều khu vực cùng một lúc. Trong trường hợp này, ít nhất phải có một tín hiệu cảnh báo tiếp nối với một hoặc nhiều đoạn thông báo bằng lời.
d) Tất cả các đoạn thông báo đều phải rõ ràng, ngắn gọn, không mập mờ và được chuẩn bị trước càng sát với thực tế càng tốt;
e) Nội dung của tất cả các đoạn thông báo và những ngôn ngữ được sử dụng phải được bên mua và cơ quan liên quan có thẩm quyền chỉ định và/hoặc phê duyệt.
Thiết kế hệ thống âm thanh khẩn cấp có thể loại trừ trong số các vùng bao phủ một số vùng xác định mà ở đó rất hiếm hoặc không bao giờ có người sử dụng.
Phúc Bình – Cung cấp chính hãng hệ thống báo cháy, âm thanh báo cháy Honeywell
Công ty cổ phần công nghệ Phúc Bình là đơn vị phân phối chính hãng các thiết bị báo cháy Honeywell ở thị trường Việt Nam, với số lượng thiết bị báo cháy Honeywell lớn và đa dạng chủng loại, từ thiết bị báo cháy System sensor đến thiết bị báo cháy Morley.
Lựa chọn các sản phẩm báo cháy Honeywell do Phúc Bình cung cấp, khách hàng có thể yên tâm:
- Tư vấn và thiết kế giải pháp bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp của Phúc Bình, đã có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế các dự án cơ điện, hạ tầng an ninh (camera giám sát, âm thanh thông báo, cáp chống cháy…) cho khách hàng nhà máy, chung cư, tòa nhà, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại…
- Sản phẩm/ thiết bị báo cháy Honeywell chất lượng, chính hãng và bảo hành chu đáo
- Đáp ứng các quy chuẩn quốc tế, cung cấp giấy tờ CO, CQ… cho các dự án
- Giá thành hợp lý
- Hỗ trợ trọn gói các dịch vụ báo giá cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống cơ điện, hạ tầng an ninh… cho công trình (nếu cần)
- Cung cấp dịch vụ bảo trì, nâng cấp hệ thống đồng bộ sau thi công.