Chi tiết quy định PCCC cơ sở [Cập nhật 2025]
Luật PCCC 2024 đã có những nội dung chi tiết về quy định PCCC cơ sở, khái niệm PCCC cơ sở, nội dung cần thực hiện và trách nhiệm của người đứng đầu về PCCC cơ sở.
Phạm vi cơ sở thuộc diện quản lý PCCC
Theo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024, tại Khoản 7 Điều 2, các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC được quy định cụ thể:
” Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC (gọi tắt là cơ sở) là nhà, công trình, địa điểm được sử dụng để ở, sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, làm việc hoặc mục đích khác. Các cơ sở này được xây dựng, hoạt động theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Trong môt cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong một cơ sở có thể có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức.”
Như vậy, đối tượng quản lý PCCC là nhà, công trình, địa điểm đáp ứng các điều kiện sau:
- Sử dụng để ở, sản xuất, kinh doanh, làm việc hoặc mục đích khác.
- Được xây dựng và hoạt động theo quy định pháp luật.
- Thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Đồng thời, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động PCCC cơ sở sẽ bao gồm:
- Người đại diện pháp luật của cơ sở
- Người được trực tiếp giao nhiệm vụ quản lý cơ sở, quản lý PCCC cơ sở
- Chủ hộ gia đình trực tiếp sử dụng nhà ở
Quy định PCCC cơ sở áp dụng từ 1/7/2025
Điều 23, Luật PCCC 2024 đã có quy định PCCC cơ sở. Trong đó các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC phải đảm bảo các điều kiện an toàn dưới đây:
- Xây dựng nội quy PCCC và CNCH phù hợp với từng loại hình cơ sở
- Trang bị đầy đủ hệ thống PCCC và CNCH theo quy định
- Trang bị các thiết bị báo cháy, truyền tin báo cháy kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về PCCC và CNCH; khai báo, cập nhật dữ liệu về PCCC và CNCH theo lộ trình quy định.
- Thực hiện các yêu cầu PCCC quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 16 của Luật PCCC 2024. Cụ thể về khoảng cách PCCC. Khu vực đường bộ, bãi đỗ, khoảng trống phục vụ hoạt động PCCC và CNCH. Giải pháp thoát nạn. Dự kiến bậc chịu lửa và giải pháp ngăn cháy lan. Giải pháp chống khói. Hệ thống điện phục vụ PCCC.
- Xây dựng phương án chữa cháy và CNCH phù hợp với từng cơ sở
- Thành lập lực lượng PCCC và CNCH cơ sở hoặc lực lượng PCCC và CNCH chuyên ngành, phân công người quản lý, thực hiện nhiệm vụ PCCC.
Cũng tại khoản 2, Điều 23 Luật PCCC và CNCH 2024 đã quy định các cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở thuộc diện quản lý PCCC phải đảm bảo các điều kiện nhất định.
- Có nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ trong phạm vi quản lý;
- Cử người tham gia lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện, duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở về PCCC
Điều 8, Luật PCCC 2024 quy định PCCC và CNCH là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đặc biệt, người đứng đầu cơ sở quản lý về PCCC có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý
- Duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành
- Tham mưu cho người có thẩm quyền xây dựng và ban hành nội quy PCCC cơ sở
- Thực hiện kiểm tra, đôn đốc, giám sát tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý về thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn PCCC
- Xây dựng, thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
- Đề xuất, quyết định trang bị các phương tiện PCCC, thiết bị báo cháy…
- Quản lý hồ sơ PCCC, bảo dưỡng thiết bị PCCC…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về PCCC
PhucBinh Group – Đơn vị cung cấp thiết bị PCCC uy tín
Công ty cổ phần công nghệ Phúc Bình là nhà thầu thi công PCCC, thi công điện nhẹ, cung cấp chính hãng các thiết bị an ninh, thiết bị mạng, thiết bị báo cháy, cáp chống cháy… chất lượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của từng công trình.