Hệ thống cơ điện là gì? Thiết kế và các hạng mục chi tiết
Hệ thống cơ điện (M&E) bao gồm các thành phần cơ bản, cung cấp các dịch vụ kĩ thuật như hệ thống chiếu sáng, điện, nước, điều hoà, thoát nước, PCCC… Tìm hiểu hệ thống cơ điện là gì giúp đảm bảo công trình vận hành hiệu quả, an toàn và tối ưu chi phí.
Hệ thống cơ điện là gì?
Hệ thống cơ điện tiếng anh là Mechanical and Electrical (M&E) đóng vai trò quan trọng trong thiết kế cơ sở hạ tầng. Hệ thống M&E đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả, an toàn. Bởi hệ thống này bao gồm các hạng mục cung cấp dịch vụ kĩ thuật cơ bản như: hệ thống điện, chiếu sáng, thoát nước, điều hoà và thông gió, thang máy, phòng cháy chữa cháy (PCCC)…
Thiết kế hệ thống cơ điện đòi hỏi chuyên môn cao, hiểu biết về các công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn an toàn. Do đó, các công trình quy mô lớn thường phải lựa chọn nhà thầu cơ điện uy tín, nhiều năm kinh nghiệm.
Các thành phần của hệ thống cơ điện
Hệ thống M&E bao gồm nhiều hạng mục kĩ thuật cơ bản trong công trình (nhà máy, toà nhà, trung tâm), tiêu biểu là các hạng mục dưới đây.
Hệ thống điện
Hệ thống điện bao gồm các ổ cắm, dây điện, công tắc, bảng điện… có vai trò cấp nguồn điện để vận hành các thiết bị và hệ thống khác trong toà nhà.
Hệ thống chiếu sáng
Bao gồm các loại đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm, thiết bị điều khiển ánh sáng… nhằm cung cấp đầy đủ ánh sáng cho các khu vực trong toà nhà. Một số công trình thông minh hiện nay để tiết kiệm năng lượng có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, đèn cảm biển, tự động tắt – bật khi có người…
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước bao gồm đường ống dẫn nước, bồn chứa nước, thiết bị phân phối… có vai trò cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực trong toàn nhà. Hệ thống cấp nước cần được thiết kế phù hợp, đảm bảo áp lực nước đủ mạnh, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nước sinh hoạt.
Ngoài ra, một số công trình còn kết hợp thêm hệ thống lọc nước trung tâm để đảm bảo chất lượng nước.
Hệ thống thoát nước
Bao gồm hệ thống ống dẫn nước, xử lý nước, hố ga… nhằm thoát nước nhanh chóng, tránh tình trạng ngập úng, tắc nghẽn. Đặc biệt, các công trình trong khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến… còn yêu cầu kết hợp hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.
Hệ thống điều hoà
Đây là một trong những hạng mục quan trọng trong hệ thống cơ điện hiện nay, giúp duy trì nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong toà nhà. Hệ thống này thường bao gồm ống dẫn khí, quạt thông gió, điều hoà, sưởi ấm, thiết bị điều khiển…
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Đây là hệ thống đặc biệt quan trọng, nhiều công trình phải được nghiệm thu PCCC mới có thể đi vào hoạt động. Hệ thống PCCC trong các công trình hiện nay thường bao gồm hệ thống báo cháy tự động (cảm biến khói, cảm biến nhiệt, tủ báo cháy trung tâm, còi và đèn báo động…). Tham khảo chi tiết hệ thống báo cháy tự động là gì? Luật PCCC 2024.
Hệ thống chữa cháy bao gồm các thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy, vòi phun nước… có nhiệm vụ dập tắt đám cháy và ngăn cháy lan, giảm thiểu thiệt hại khi có hoả hoạn. Bên cạnh đó, hệ thống PCCC cần được kết hợp cùng hệ thống âm thanh thông báo, cáp chống cháy trong các công trình quy mô lớn.
Hệ thống chống sét lan truyền
Bao gồm các thiết bị được sử dụng để chống sét, bảo vệ hệ thống điện khỏi nguy cơ sét đánh gây chập cháy, đảm bảo an toàn của mọi người trong toà nhà.
Hệ thống thang máy
Hệ thống thang máy trong các công trình hiện nay thường bao gồm thang máy chở người và thang chở hàng, cùng các thiết bị điều khiển, giám sát từ xa.
Hệ thống quản lý toàn nhà
Quản lý toà nhà (BMS) được hiểu là hệ thống tích hợp các hệ thống cơ điện khác giúp dễ dàng giám sát, quản lý toàn bộ hoạt động của toà nhà một cách hiệu quả. Hệ thống này thường bao gồm các thiết bị điều khiển, phần mềm quản lý, thiết bị cảm biến… cho phép nhân viên kĩ thuật có thể giám sát, điều khiển từ xa các hệ thống thông minh: đèn chiếu sáng, camera an ninh, kiểm soát vào ra, điều hoà không khí, âm thanh thông báo…
Thiết kế hệ thống cơ điện
Hệ thống cơ điện là thành phần không thể thiếu trong mỗi công trình. Thiết kế hệ thống cơ điện đúng chuẩn sẽ mang lại với những lợi ích cơ bản dưới đây.
- Hiệu quả vận hành: Hệ thống M&E đảm bảo công trình được cung cấp các tiện nghi cần thiết như hệ thống ánh sáng đủ tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước nhanh chóng, điều hoà không khí…
- An toàn công trình: Hệ thống cơ điện được thiết kế và thi công đúng quy chuẩn an toàn sẽ giúp cung cấp đủ ánh sáng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề cứu nạn cứu hộ khi có sự cố. Ngoài ra, ở một số công trình, hệ thống chống sét lan truyền, âm thanh thông báo và báo động cũng được tích hợp để đảm bảo an toàn cho công trình.
- Tiết kiệm năng lượng: Các công nghệ tiên tiến như hệ thống điều khiển tự động, sưởi ấm bằng nước nóng, quản lý toà nhà, chiếu sáng thông minh, điện năng lượng mặt trời áp mái… được áp dụng trong hệ thống cơ điện sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải, thân thiện với môi trường.
- Dễ dàng bảo trì: Một hệ thống M&E được thiết kế đúng quy chuẩn sẽ giúp tối ưu hiệu suất và giảm thiểu công sức, thời gian bảo trì.
Quy trình thi công hệ thống M&E
- Thu thập thông tin: Nhân viên kĩ thuật cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, mục đích sử dụng và đặc điểm riêng của công trình để tối ưu hoá được công năng của từng hệ thống.
- Bố trí hệ thống M&E: Dựa trên yêu cầu về chức năng và hiệu suất, quy chuẩn an toàn, nhân viên kĩ thuật sẽ tiến hành lựa chọn các thiết bị cần thiết và bố trí sơ đồ lắp đặt, đi dây… Đây là khâu quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự tiện nghi, an toàn của hệ thống.
- Xây dựng kế hoạch thi công: Sau khi hoàn thiện thiết kế hệ thống điện nhẹ sẽ chuyển sang công đoạn bóc tách vật tư và xây dựng kế hoạch thi công. Các nhà thầu cần đưa chi tiết thông tin thi công, bao gồm: lịch trình, thời gian dự kiến thi công, khu vực thi công, thứ tự các hạng mục công việc, phân công công việc, số lượng thiết bị, thông tin về thiết bị, biện pháp an toàn khi thi công… Kế hoạch thi công càng chi tiết, khoa học càng dễ theo dõi, kiểm tra và đảm bảo tiến độ nghiệm thu.
- Thi công và kiểm tra hệ thống M&E: Đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị ống dẫn, dây điện, thiết bị chính… theo kế hoạch thi công. Đồng thời kiểm tra và thử nghiệm hệ thống sau khi lắp đặt để đảm bảo vận hành trơn tru.
- Dịch vụ bảo trì: Hệ thống cơ điện sẽ được bàn giao cho khách và hướng dẫn sử dụng sau khi hoàn tất lắp đặt. Bên cạnh đó, kế hoạch bảo trì định kì cũng cần được đề xuất để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn, tránh các trường hợp thiết bị hỏng nhưng không phát hiện kịp thời, không đảm bảo hoạt động khi xảy ra vấn đề.
Lưu ý lựa chọn nhà thầu cơ điện
Hệ thống cơ điện có vai trò rất quan trọng nên chủ đầu tư cũng cần quan tâm tới các yếu tố sau khi chọn nhà thầu cơ điện:
- Lựa chọn nhà thầu uy tín: Đơn vị thi công hệ thống cơ điện uy tín, nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn khi thiết kế, đồng thời minh bạch về hợp đồng, thủ tục thanh toán, bàn giao và cam kết về tiến độ thi công.
- Cung cấp đa dạng các dịch vụ: Lựa chọn đơn vị cung cấp đa dạng các giải pháp như hệ thống điện, điện nhẹ, hạ tầng an ninh… sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất của công trình, dễ dàng kiểm tra và sửa chữa khi có sự cố. Đồng thời, chủ đầu tư không phải mất thời gian và công sức khi kiểm soát từng hạng mục riêng lẻ.
Được thành lập từ năm 2010, PHUCBINH GROUP là nhà thầu cơ điện chuyên thi công hệ thống điện – điện nhẹ, hệ thống công nghệ thông tin (ICT), hạ tầng an ninh, thi công PCCC và cung cấp các dịch vụ mở rộng khác (cung cấp thiết bị văn phòng, vật tư tiêu hao…).
Với 200 nhân sự chuyên môn cao, Phúc Bình đã có kinh nghiệm thi công hơn 2000 dự án trên toàn quốc, với đa dạng yêu cầu từ các khách hàng nhà máy, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, toà nhà, văn phòng…