Hướng dẫn thẩm định thiết kế PCCC và nghiệm thu đối với công trình xây dựng
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã căn cứ các quy định mới của pháp luật, gửi hướng dẫn thẩm định thiết kế PCCC và nghiệm thu PCCC đối với các công trình xây dựng.

Các căn cứ pháp luật
Để đưa ra hướng dẫn thẩm định về thiết kế và nghiệm thu PCCC đối với các công trình xây dựng, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã căn cứ:
- Luật PCCC và CNCH số 55/2024/QH15.
- Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và CHCH.
- Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành về quản lý hoạt động xây dựng trong Luật Xây dựng.
- Nghị định số 140/2025/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
- Nghị định số 144/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Hướng dẫn yêu cầu về thiết kế PCCC với dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 16 Luật PCCC 2024 đã có quy định khi lập, điều chỉnh thiết kế xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc cải tạo, thay đổi công năng sử dụng phải có giải pháp và thiết kế PCCC phù hợp với công năng, đặc điểm của công trình, đáp ứng các yêu cầu:

- Khoảng cách an toàn PCCC
- Khu vực đường bộ, bãi xe, khoảng đất trống nhằm phục vụ hoạt động PCCC và CNCH
- Giải pháp thoát nạn
- Giải pháp chống khói
- Giải pháp ngăn cháy, dự kiến bậc chịu lửa
- Hệ thống điện trong công trình phục vụ PCCC
- Phương tiện, hệ thống báo cháy và các hệ thống PCCC khác
Hướng dẫn thẩm định thiết kế PCCC
Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định các dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình thuộc Danh mục quy định trong Phụ lục III khi xây mới, điều chỉnh thiết kế, thay đổi, cải tạo liên quan đến công năng sử dụng phải thực hiện thẩm định thiết kế PCCC.

Nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan
- Cơ quan có chuyên môn về xây dựng: có nhiệm vụ tổ chức thẩm định. Việc thẩm định thiết kế PCCC được thực hiện theo quy định tại văn bản 5269/BXD-KTQLXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn tổ chức thẩm định thiết kế PCCC cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng.
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình: Đối với các công trình được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 105/2025/NĐ-CP nhưng không thuộc quyền thẩm định của cơ quan có chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu cần tự thẩm định thiết kế về PCCC theo Điều 16 Luật PCCC và CNCH 2024 và Điều 18 Nghị định số 105/20205/NĐ-CP. Kết quả thẩm định PCCC được thực hiện theo mẫu PC13, Nghị định 105/2025/NĐ-CP.
- Cơ quan công an: Tổ chức thẩm định các công trình quy định tại Điều 9 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP theo nội dung điểm e và g, khoản 1, Điều 16 Luật PCCC 2024.
Cách thức nộp hồ sơ thẩm định thiết kế PCCC
Phương án nộp độc lập
Chủ đầu tư hoăc chủ sở hữu công trình có thể nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế PCC đến cơ quan Công an và cơ quan có chuyên môn về xây dựng. Mỗi cơ quan cần 1 bộ hồ sơ độc lập. Cụ thể:
- Tại cơ quan có chuyên môn về xây dựng: Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế PCCC theo khoản 1 Điều 16 Luật PCCC (các điểm a, b, c, d, đ) có thể tích hợp với hồ sơ thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của cơ quan có chuyên môn về xây dựng.
- Tại cơ quan Công an: Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy theo khoản 1 Điều 16 Luật PCCC (điểm e và g). Trình tự và thủ tục theo quy định tại Nghị định 105/2025/NĐ-CP (Điều 9).
Trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình tiến hành nộp độc lập hồ sơ đề nghị thẩm định tại các cơ quan có liên quan, các cơ quan này cũng sẽ tổ chức thẩm định độc lập và trả kết quả dựa theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP và Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Phương án nộp đồng thời
Chủ đầu tư, chủ sở hữu có thể sử dụng phương án nộp đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định tới cơ quan có chuyên môn về xây dựng và cơ quan công an.
Trình tự và thủ tục (số lượng hồ sơ, cách thức nộp, thời hạn giải quyết) theo hướng dẫn của cơ quan có chuyên môn về xây dựng và cơ quan công an.
Cơ quan có chuyên môn về xây dựng sẽ có nhiệm vụ tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan công an để thẩm định thiết kế.
Hướng dẫn nghiệm thu PCCC
Yêu cầu nghiệm thu PCCC
Chủ sở hữu, chủ đầu tư xây dựng công trình cần có trách nhiệm tổ chức ghiệm thu theo Luật PCCC và phải đảm bảo quy định tại Điều 18 (Khoản 4) Luật PCCC và CNCH như sau:

- Công trình thuộc diện thẩm định thiết kế PCCC sau khi tổ chức nghiệm thu phải được cơ quan quản lý (cơ quan có chuyên môn về xây dựng, cơ quan công an) kiểm tra công tác nghiệm thu PCCC.
- Công trình, phần công trình, hạng mục công trình chỉ được đưa vào khai thác và sử dụng sau khi đã được cơ quan quản lý chấp thuận kết quả nghiệm thu PCCC.
Phân công trách nhiệm công tác nghiệm thu
- Cơ quan có chuyên môn về xây dựng: Tổ chức kiểm tra nghiệm thu PCCC đã được thẩm định thiết kế về PCCC trước đó theo quy định tại Điều 17 (điểm b, khoản 1) Luật PCCC và CNCH.
- Cơ quan công an: Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu PCCC với các công trình đã được thẩm định thiết kế PCCC trước đó bởi cơ quan công an theo quy định tại Điều 17 (điểm d, khoản 1) Luật PCCC 2024.
Cách nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu PCCC
Tương tự hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế về PCCC, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình có thể gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu PCCC theo cách thức nộp độc lập (mỗi cơ quan có liên quan 1 bộ hồ sơ) hoặc nộp đồng thời.
Thông tin từ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
Phúc Bình là nhà thầu thi công PCCC, cung cấp thiết bị PCCC Hải Phòng và cả nước với đa dạng các sản phẩm chất lượng, từ thiết kế, thi công đến bán thương mại bình chữa cháy, đầu báo cháy báo khói, tủ báo cháy trung tâm, còi báo cháy…